Soạn bài Sự phát triển của từ vựng - Ngữ văn 9 tập 1
Với bài học Sự phát triển của từ vựng, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài soạn Sự phát triển của từ vựng đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
I. Phần bài học
Câu 1 (Trang 55 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Từ kinh tế trong câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” của Phan Bội Châu là từ nói tắt của cụm từ "kinh bang tế thế". Nghĩa được hiểu vào thời ấy (đầu thế kỉ XX) là trị nước cứu đời. Ngày nay từ kinh tế không được dùng với nghĩa như thời cụ Phan Bội Châu đã dùng, mà dùng để chỉ toàn bộ các hoạt dộng của con ngươi trong lao động sản xuât, trao đổi, phân phối các sản phẩm làm ra.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra nhận xét: Nghĩa của từ thay đổi theo thời gian, nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới hình thành.
Xem thêm Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
Câu 2 (Trang 55 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Ở (a), từ xuân thứ nhất chỉ "mùa xuân", là nghĩa gốc; từ xuân thứ hai chỉ "tuổi trẻ", là nghĩa chuyển (hình thành theo phương thức ẩn dụ).
- Ở (b), từ ta thứ nhất chỉ "bộ phận cơ thể" là nghĩa gốc; từ tuy thứ hai chỉ "người chuyên hoạt động hay người giỏi, thạo về một môn, một nghề nào đó" là nghĩa chuyển (hình thành theo phương thức hoán dụ).
II. Phần luyện tập
Bài 1 (Trang 56 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Các nghĩa khác nhau của từ chân:
a) Nghĩa gốc: chỉ bộ phận cơ thể người
b) Sử dụng nghĩa chuyển: "Năm học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường
c) Sử dụng nghĩa chuyển: "lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân" chỉ vị trí
d) Sử dụng nghĩa chuyển: "Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"
Bài 2 (Trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Nghĩa của từ trà trong định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là nghĩa gốc.
- Các loại trà đã qua sự chế biến khác nhau với những quy trình khác nhau để ra những cái tên như: trà thủ ô, trà a ti sô là nghĩa chuyển
Bài 3 (Trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Từ đồng hồ trong định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là nghĩa gốc.
Nghĩa chuyển là các loại đồng hồ điện, đồng hồ nước... được sử dụng theo phương thức ẩn dụ, chỉ lấy nét nghĩa "dụng cụ đo" của lừ đồng hồ (đồng hồ diện: dụng cụ đo điện, đồng hồ nước: dụng cụ đo nước, dồng hồ xăng: dụng cụ do xăng).
Bài 4 (Trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- Nghĩa gốc của từ hội chứng: là những biểu hiện, những dấu hiệu cho biết một bệnh lí nào đó mà con người mắc phải
Ví dụ: hội chứng đao, hội chứng màng não, hội chứng thận hư...
- Nghĩa chuyển của từ hội chứng: thể hiện một hiện tượng đang tồn tại trong xã hội, thường mang tính tiêu cực
Ví dụ: hội chứng thất nghiệp, hội chứng lười lao động, hội chứng nghiện mạng xã hội
- Nghĩa gốc của từ ngân hàng: chỉ một tổ chức, một doanh nghiệp hoạt động về tiền tệ, tin dụng, kinh tế
- Nghĩa chuyển: Nơi lưu trữ, bảo quản những thành phần, bộ phận cơ thể
Ví dụ: Ngân hàng máu, ngân hàng gen
- Nghĩa gốc của từ sốt: chỉ trạng thái khi thân nhiệt của con người đạt ngưỡng cao hơn 37 độ C, khi đó sẽ cảm thấy mệt mỏi, người nóng ran....
- Nghĩa chuyển: Chỉ một xu thế, một phong trào hay một hiện tượng đang xuất hiện trong xã hội
Ví dụ: Cơn sốt đồ giảm giá, cơn sốt thần tượng, cơn sốt phim....
- Nghĩa gốc của từ vua: Người đứng đầu nhà nước quân chủ thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị.
- Nghĩa chuyển: Nhà tư bản độc quyền trong một số ngành nào đó (vua dầu mỏ, vua xe hơi,...), người được coi là nhất một lĩnh vực nào đó (vua bóng đá, vua điền kinh, vua toán,...).
Bài 5 (Trang 57 SGK Ngữ văn 9 tập 1)
Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời, vì theo cảm nhận của tác giả giữa Bác và mặt trời có những nét tương đồng. Sử dụng nghĩa chuyển, đây không phải là mặt trời của tự nhiên mà là Bác Hồ, bởi Người đã soi sáng cho đất nước ta.
Thông qua phần soạn bài Sự phát triển của từ vựng, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!