Đăng ký

Soạn bài Nỗi thương mình Nguyễn Du - Ngữ văn lớp 10 tập 2

1,470 từ Soạn bài

Với bài Nỗi thương mình của tác giả Nguyễn Du, Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài Soạn Nỗi thương mình đầy đủ và chi tiết nhất, bao gồm trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Câu 1 (Trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

   Đoạn trích được chia thành 3 phần:

Phần 1: 4 câu đầu

Nội dung: Giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh, tình cảnh trớ trêu của Kiều

Phần 2: 8 câu tiếp

Nội dung: Tâm trạng cô đơn, chán ngán của Kiều khi phải sống ở lầu xanh

Phần 3: còn lại

Nội dung: Nguyễn Du dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều

nỗi thương mình

Xem thêm Dàn ý phân tích Nỗi thương mình

Phân tích Nỗi thương mình (bài 1)

Phân tích Nỗi thương mình (bài 2)

Câu 2 (Trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

   Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực của tác giả

- Sử dụng nhiều điển cố, điển tích như: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

→ Cho thấy hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.

Câu 3 (Trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Các cặp hình ảnh đối xứng: bướm lả - ong lơi; lá gió - cành chim; dày gió - dạn sương; bướm chán - ong chường; mưa Sở - mây Tần; gió tựa - hoa kề

→ Hình thức góp phần nổi bật thân phận bẽ bàng của người kì nữ, cảm giác đau đớn xót xa của nhân vật

- Tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: khi tỉnh rượu - lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm - bốn bề trăng thâu

→ Nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian

- Đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương xót thân phận của nhân vật

    + Đối lập giữa êm đềm – hiện tại đầy nghiệt ngã: phong gấm rủ là – tan tác như hoa giữa đường

    + Nêu ra nghịch cảnh: Kiều phải tiếp khách làng chơi với thời gian không nghỉ, thâu đêm suốt sáng, cho thấy sự xót xa tủi nhục >< “mặc người mưa Sở mây Tần”

Câu 4 (Trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

“Nỗi thương mình” của nhân vật Thúy Kiều có ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường nói về cái “ta” nhiều hơn cái “tôi”)

- Người phụ nữ thời xưa thường được giáo dục phải an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục

→ Thúy Kiều thương mình “Giật mình mình lại thương mình xót xa” đã bao hàm ý nghĩa thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình

Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình

Câu 5 (Trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

   Kiều có một cuộc đời đầy bi kịch:

- Nàng đã phải hy sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu, Kiều từ bỏ sự trinh trắng của mình, từ bỏ cuộc đời và tình yêu với Kim Trọng để làm tròn bổn phận của một người con.

- Kiều đã phải trải qua biết bao biến cố, rơi vào lầu xanh, bị Sở Khanh lừa gạt, rồi được Thúc Sinh cưới về nhưng lại chẳng chịu được sự ghen tuông ác độc của Hoạn Thư. Đến khi tưởng rằng nàng sẽ được hạnh phúc cùng Từ Hải nhưng cuối cùng Từ Hải lại bị hại chết.

- Dù Kiều có phải trải qua nhiều trắc trở trong đường tình duyên, mất đi sự trong trắng của mình nơi chốn lầu xanh thì tấm lòng trinh bạch của nàng vẫn còn ở đó, nàng vẫn luôn hướng về người mình yêu.

=> Nguyễn Du đã thể hiện nỗi xót xa trước số phận của nhân vật Kiều, qua đó cho thấy lòng thương cảm sâu sắc và tấm lòng của Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình.

Thông qua phần Soạn Nỗi thương mình, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là một trong những bài soạn Nỗi thương mình hay nhất và đầy đủ nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

shoppe