Đăng ký

Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý đầy đủ - Ngữ văn 9 tập 2

1,016 từ Soạn bài

Với bài Nghĩa tường minh và hàm ý trong chương trình Ngữ văn 9 tập 2, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

nghĩa tường minh và hàm ý

Xem thêm Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

1. Theo em, anh thanh niên ngoài việc thông báo thời gian mà còn có hàm ý nói "Tôi rất tiếc". Sở dĩ anh không nói thành có lẽ vì ngại ngùng, cách nói này khiến câu nói tế nhị hơn.

2. Câu thứ hai anh thanh niên nói không có ẩn ý.

II. Luyện tập

Câu 1 (Trang 75 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

a) - Dấu hiệu cho thấy bác họa sĩ vẫn chưa muốn chia tay anh thanh niên được thể hiện qua hành động tặc lưỡi: Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy

- Mặc dù nhà họa sĩ không hề nói sự do dự của mình nhưng hành động tặc lưỡi đã có hàm ý thể hiện điều đó.

b) Những chi tiết miêu tả và thể hiện thái độ của cô gái: cô gái mặt đỏ ửng lên, cô vội nhận lại chiếc khăn và quay đi nhanh chóng

- Thông qua những chi tiết miêu tả lại vẻ ngoài và tâm trạng của cô gái, ta thấy cô cái đang ngượng, cô xấu hổ và đành phải nhận lại chiếc khăn mùi xoa từ anh thanh niên.

- Cô gái vốn đã có ý định để lại chiếc khăn mùi xoa làm tin nhưng anh thanh niên trong câu chuyện này lại quá thật thà, không nhận ra ý định của cô gái nên đã có hành động trả lại chiếc khăn, khiến cho cô gái xấu hổ, ngượng ngùng.

Câu 2 (Trang 75 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

Hàm ý ở đây có thể được hiểu là ông lão đó chưa được uống chè trước khi đi

Câu 3 (Trang 75 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

Tìm câu có chứa hàm ý và nêu nội dung của câu văn đó:

- Câu chứa hàm ý: "Cơm chín rồi"

Hàm ý chứa trong câu này được hiểu là cơm đã chín rồi, người nghe vào ăn cơm. Cụ thể có thể diễn đạt là: "Cơm chín rồi, ông vô ăn cơm đi!"

Nhưng câu nói cơm chín rồi đã bao hàm ý từ người nói muốn người nghe biết cơm đã chín rồi nên hãy vào ăn cơm

Câu 4 (Trang 75 SGK Ngữ văn 9 tập 2)

Đọc và trả lời câu hỏi

a. Câu "- Hà, nắng gớm, về nào…" không phải là câu mang hàm ý.  Đây là câu nói lảng đi, tránh đi của nhân vật chứ không mang hàm ý cụ thể nào

b. Câu "- Tôi thấy người ta đồn…" là câu bị chen ngắt ngang. Do đó, câu văn này cũng không mang hàm ý.

Thông qua phần Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần soạn bài chính xác nhất các câu hỏi trong sách giáo khoa của các bạn học sinh. Chúc các bạn học tập tốt!

shoppe