Soạn bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Phép lập luận được sử dụng trong hai đoạn văn :
- Đoạn (a) : phép phân tích (theo lối diễn dịch) theo trình tự các ý : cái hay ở các điệu xanh → những cử động → ở các vần thơ → ở các chữ không non ép.
- Đoạn (b) : chủ yếu là phép phân tích, kết hợp với tổng hợp. Phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt : gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó :
- Học đối phó là học không có đầu cuối, cái gì cũng biết một ít, không có kiến thức cơ bản.
- Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử và cha mẹ.
- Kiến thức nông cạn, phiến diện, có bằng cấp nhưng thực chất đầu óc rỗng tuếch, chỉ là lừa mình dối người.
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Các lí do khiến mọi người phải đọc sách :
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, sách ghi chép, lưu giữ tri thức nhân loại, sách là cột mốc trên con đường phát triển học thuật.
- Đọc sách là rèn luyện nhân cách, học làm người.
Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo :
Chúng ta cần đọc sách, không chỉ vì sách lưu giữ và truyền lại tri thức nhân loại, những kiến thức từ xa xưa khi khai thiên lập địa mà còn để hình thành nhân cách, để làm người. Người ta đọc sách, nghiền ngẫm, suy tư, từ đó học được tính tự học, tư duy logic hơn. Không chỉ vậy, những cuốn sách văn học còn dẫn óc tưởng tượng ta bay đến bao miền đất lạ… Như vậy, đọc sách vừa cho ta tiếp thu nguồn kiến thức vô hạn của người xưa, vừa rèn cho ta những thói quen tư duy, tự học, rèn luyện nhân cách và học làm người.