Soạn bài Lầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu
Soạn bài Lầu Hoàng Hạc - Thôi Hiệu
Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu, một nhà thơ thời nhà Đường. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm nổi tiếng này mời các bạn cùng tham khảo bài soạn văn 10 Lầu Hoàng Hạc!
I. Bố cục bài thơ
Gồm hai phần chính:
+ Phần 1: Bao gồm 6 câu thơ đâu tiên.
Tái hiện lên khung cảnh thanh tịnh của Lầu Hoàng Hạc, qua cái nhìn của cá nhân tác giả.
+ Phần 2: Bao hồm hai câu thơ còn lại.
Hai câu thơ với ý nghĩa sâu lắng nhằm diễn tả nên tâm trạng người thi sĩ tức cảnh.
Xem thêm:
II. Soạn Lầu Hoàng Hạc Ngữ văn 10
Câu 1 (Trang 160 sgk ngữ văn 10 tập 1):
Nêu ý nghĩa của nhan đề. Ở đây, tác giả không chỉ ngầm ám chỉ đến lầu mà đằng sau nhan đề đó còn có ý nghĩa rất lớn, ngoài sự xác định vị trí ở nơi đây.
Ở đây nhà thơ muốn gửi gắm những tâm tư tình cảm về mối quan hệ giữa người với người của thế hệ xưa cũ khác gì so với thế hệ ngày nay. Thời gian đã làm thay đổi đi những gì và những thứ của dĩ vãng đã để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc như thế nào.
Câu 2 (Trang 160 sgk ngữ văn 10 tập 1):
So sáng giữa quang cảnh xưa với ngày nay đã có những thay đổi đáng kể như thế nào, nhìn từ xa đến gần hay dưới bất cứ góc độ nào thì cảnh vẫn đẹp và huyền diệu. Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn:
+ Đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, tình người…
+ Tác giả bâng khuâng nhận ra hình như mình chưa thật toàn vẹn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì giúp ta được trọn vẹn + Nỗi buồn còn xuất phát từ việc “hạc vàng đã đi, đi biệt”, nuối tiếc những vàng son đã qua
Câu 3 (trang 160 sgk ngữ văn 10 tập 1):
Bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:
+ Chữ “sầu” là tất yếu nhưng không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên
+ Nó là kết quả diễn của quá trình quan sát, liên tưởng, tái tê trong lòng của con người
+ Lầu Hoàng Hạc là nơi gắn với những lần li biệt nổi tiếng, nên tâm trạng của tác giả nhuốm buồn
+ Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian… cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ xuất hiện chữ sầu
+ Chữ sầu trong câu thơ cuối không quá bất ngờ, điều đó là sự lắng đọng lại cảm xúc
Câu 4 (trang 160 sgk ngữ văn 10 tập 1):
Học thuộc bài thơ.
Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về bài soạn văn Lầu Hoàng Hạc lớp 10, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!