Soạn bài: Kiểm tra về thơ
Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Tên bài thơ | Tác giả | Năm sáng tác | Thể thơ | Nội dung chính |
Đồng chí | Chính Hữu | 1948 | Tự do | Tình đồng chí của những người lính trên cơ sở cùng chung lý tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị, sâu sắc trong mọi hoàn cảnh |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Phạm Tiến Duật | 1969 | Tự do | Khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần quả cảm, dũng cảm |
Đoàn thuyền đánh cá | Huy Cận | 1958 | Tự do | Khắc họa sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ |
Bếp lửa | Bằng Việt | 1968 | Tự do | Sự hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu khi trưởng thành, gợi lại nhiều kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu, biết ơn trân trọng của cháu đối với bà |
Ánh trăng | Nguyễn Duy | 1978 | Năm tiếng | Lời nhắc nhở về những tháng năm gian lao đã đi qua cuộc đời người lính, gợi nhắc tư tưởng sống “uống nước nhớ nguồn” |
Con cò | Chế Lan Viên | 1962 | Tự do | Từ hình tượng con cò trong lời hát ru ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru với cuộc đời mỗi người |
Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 tập 2) : Mạch cảm xúc
- Con cò (Chế Lan Viên): được phát triển theo biểu tượng hình ảnh con cò, bắt đầu từ hình ảnh con cò trong ca dao theo lời hát ru của mẹ đi vào tiềm thức trẻ thơ, rồi tới hình ảnh con cò, mang ý nghĩa biểu tượng cho sự nâng niu chăm chút của mẹ, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải): Được khơi nguồn từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân, đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn hòa nhập vào cuộc đời, đóng góp vào mùa xuân chung của đất nước bản hòa ca. Bài thơ khép lại với cảm xúc tha thiết tự hào về quê hương, đất nước.
- Viếng lăng Bác: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
- Hình ảnh con cò trong bài Con cò là biểu tượng về lòng mẹ, là sự dìu dắt, nâng đỡ bền bỉ của mẹ và mẹ mong cho con có tâm hồn yêu quê hương. Một con cò trong lời mẹ ru ẩn chứa biết bao bài học ý nghĩa về cuộc đời, về tình mẫu tử thiêng liêng
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ có ý nghĩa biểu tượng cho sức trẻ, sự cống hiến không ngừng nghỉ của con người với cuộc đời, đất nước. Mùa xuân nho nhỏ biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống cuộc đời với mỗi con người
Câu 4 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 tập 2) : Hình ảnh, từ ngữ diễn tả những biến chuyển tinh tế của tác giả lúc sang thu
- Cảm nhận bằng xúc giác và khứu giác
+ Hương ổi, cái se lạnh của gió → Lan tỏa không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm
→ Gợi hình dung cụ thể hương ổi chín - Gợi sự vận động nhẹ nhàng
- Cảm nhận bằng thị giác:
+ Chùng chình: nghệ thuậ tnhaan hóa nhấn mạnh sự quấn quýt bên ngõ xóm, đường làng
- Cảm xúc:
+ Bỗng: cảm giác bất ngờ
+ Hình như: cảm giác mơ hồ, mong manh chưa rõ ràng
→ Sự giao hòa của tạo vật
+ cảm xúc ngỡ ngàng xao xuyến của nhà thơ
Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 tập 2) : Ước nguyện chân thành của nhà thơ
Tác giả muốn làm những việc hữu ích dâng hiến cho đời bầy tỏ qua những hình ảnh tự nhiên, hình ảnh giản dị và đẹp. Đẹp tự nhiên và giàu ý nghĩa vì nhà thơ lấy cái đẹp tinh túy của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn.
- Nhà thơ có ước nguyện âm thầm, cháy bỏng được cống hiến lặng lẽ dâng cho đời, nói một cách khiêm tốn, chân thành mà giản dị, là cách sống cao đẹp. Tác giả muốn mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ hòa mình vào cuộc sống, sống có ích.
Câu 6 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 tập 2) : Hình ảnh ẩn dụ:
- Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ cho Bác, người là nguồn sống mang lại ánh sáng tự do hạnh phúc cho người Việt. Nói lên tư tưởng cách mạng, của nhà thơ đối với Bác
- Vầng trăng: Tượng trưng cho tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Đó cũng là biểu hiện của rực rỡ, vĩ đại như con người và sự nghiệp của Bác
- Tràng hoa: hình ảnh tượng trưng cho sự thành kính, tấm lòng biết ơn, nhớ thương của người dân đối với Bác
Câu 7 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 tập 2) : Qua lời nói chuyện với đứa con, người cha thể hiện tình cảm, suy nghĩ với quê hương, dân tộc
- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gọi lên qua những hình ảnh đẹp:
+ Đan lờ: dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi
+ Cuộc sống hòa với niềm vui
+ Rừng núi quê hương thật mơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống
+ Người cha muốn cho đứa con biết quê hương là vùng quê giàu truyền thống văn hóa, nghĩa tình
+ Người cha tự hào nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt, về truyền thống cao đẹp của quê hương
+ Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: chăm chỉ, kiên cường, giản dị…
→ Người cha thể hiện tình yêu và niềm tự hào của mình với quê hương, người đồng mình
Câu 8 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 tập 2) : Cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh: Con cò, nói với con, Mùa xuân nho nhỏ
+ Về hình thức: bài viết dưới dạng lời tâm tình, nhắc nhở, dặn dò con, với giọng điệu tha thiết, trìu mến, tin cậy
+ Về cảm xúc: bài thơ có cảm xúc được thể hiện qua cách nói chân thành, mộc mạc mang đậm nét đặc trưng của người dân tộc miền núi
+ Cách độc đáo trong việc tạo hình: những hình ảnh độc đáo, gợi tả, gợi cảm đậm màu sắc rừng núi. Hình ảnh cụ thể, gần gũi được ví von, so sánh để khái quát những khái niệm trừu tượng, nhằm ca ngợi sức sống trường tồn, khỏe khoắn của người dân tộc Tày
- Bài thơ con cò
+ Hình thức: lời hát ru tâm tình của người mẹ
+ Cảm xúc: sáng tạo hình ảnh thiên về ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất gần gũi, quen thuộc, khả năng hàm chứa ý nghĩa mớ.
+ Xây dựng hình ảnh con cò mang tính biểu tượng chứa đựng triết lý, khái quát quy luật tình cảm có ý nghĩa sâu sắc và bền vững
- Mùa xuân nho nhỏ:
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là sự sáng tạo độc đáo, phát hiện mới mẻ của nhà thơ, biểu tượng cho những gì tinh túy đẹp đẽ nhất của sự sống, cuộc đời mỗi người.
+ Cảm xúc: Bài thơ thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm mùa xuân sống ý nghĩa, sống đẹp với tất sức trẻ của mình khiêm nhường, khát vọng cao đẹp…
Câu 9 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 tập 2) : Hình ảnh con cò: đó là hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, tần tảo, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con.
- Hình ảnh con cò là biểu tượng cho tấm lòng yêu con của người mẹ, theo con suốt cuộc đời
+ Quy luật tình cảm có ý nghĩa sâu sắc, bền vững: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” – khẳng định sự bao la, rộng lớn của lòng mẹ khi yêu thương con
+ Hình ảnh con cò chính là lòng mẹ, luôn yêu thương, dịu dàng, bền bỉ dành cho con