Soạn bài: Chơi chữ (siêu ngắn)
1.Trong bài ca dao có ba từ lợi mang nghĩa cụ thể như sau:
- Chữ lợi đầu có nghĩa là thuận lợi
- Chữ lợi thứ hai có nghĩa là lợi ích
- Chữ lợi thứ ba đã chuyển nghĩa chỉ phần cứng dưới răng
2.Việc dùng từ lợi thứ ba ở câu cuối dùng từ đồng âm theo nghệ thuật đánh tráo ngữ nghĩa
→ Ý của thầy bói là bà đã già lắm rồi còn tính truyện chồng con làm gì nữa
3.Cách vận dung như thế gây cảm giác bất ngờ thú vị, tạo tiếng cười giải trí
Ngoài các lối chơi chữ đã dẫn còn có các lối sau:
- Dùng lối nói trại âm
- Dùng cách điệp âm
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ đồng âm và từ trái nghĩa
Bài 1 (trang 165 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng các từ sau để chơi chữ
+ liu điu
+ hổ lửa
+ mai gầm
+ ráo
+ lằn
+ lổ
→ Đây đều là tên các loài rắn
Bài 2 (trang 165 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Những tiếng chỉ các sự vật gần gũi
+ câu 1: thịt mỡ , giò, nem , chả
+ câu 2: nứa , tre, trúc, hóp
→ Cách nói này là một lối chơi chữ
Bài 3 (trang 166 Ngữ Văn 7 Tập 1):
Một số cách chơi chữ trong sách
- Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
(Hồ Xuân Hương - Khóc Tổng Cóc)
⇒ Cách chơi chữ trong bài thơ này rất giống với cách chơi chữ trong bài thơ của Lê Quý Đôn: sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa: cóc, bén, (nhái bén), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc), chàng (chẫu chàng) đều là họ hàng của cóc, ếch, nhái.
- Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ơi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang,
Tiền đâu mà trả cho làng, ngoé ơi!
Bài 4 (trang 166 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Trong bài thơ này Bác Hồ chơi chữ bằng các từ đồng âm: cam
- Thành ngữ Hán Việt: khổ tận cam lai( khổ: đắng; hết: hết; cam: ngọt; lai: đến)
- Nghĩa bóng của thành ngữ là hết khổ sở lại đến sung sướng
- Cam trong cam lai và cam trong gói cam là những từ đồng âm