Đăng ký

Soạn bài: Chơi chữ

875 từ Soạn bài

Câu 1 (trang 164 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Từ lợi bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.

   - Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

Câu 2 (trang 164 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là hiện tượng đồng âm khác nghĩa.

Câu 3 (trang 164 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo "bà già": bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa ⇒ sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm.

   (1) -“ranh tướng” → trại âm (gần âm) : “ranh tướng” (kẻ ranh ma) phát âm gần với “danh tướng” (vị tướng giỏi).

   (2) - điệp âm : các tiếng trong hai câu đều có âm “m” đứng đầu diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

   (3) - nói lái : Cá đối → cối đá - Mèo cái → mái kèo ⇒ diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

   (4) Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

   - Sầu riêng – danh từ - một loại trái cây ở Nam Bộ

   - Sầu riêng – tính từ - phiền muộn riêng từ của con người.

Câu 1 (trang 165 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Lối chơi chữ :

   - Dùng từ gần nghĩa: tất cả các từ liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.

   - Dùng từ đồng âm:

       + liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)

       + Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.

Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

       + Những tiếng chỉ sự vật gần gũi : thịt, mỡ, dò, nem, chả ⇒ thức ăn từ thịt.

       + Dùng lối nói chơi chữ thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

   - Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

       + Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: nứa, tre, trúc, hóp ⇒ thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.

       + Dùng lối chơi chữ tạo sự dí dỏm, hài hước.

Câu 3 (trang 166 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:

   - Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):

       + Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.

       + Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

   - Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

       + Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

       + Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

Câu 4* (trang 166 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Lối chơi chữ : sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.

   - Yếu tố Hán Việt : khổ - đắng; tận - hết; cam - ngọt; lai - đến.

   Xuất phát từ:

   - Thành ngữ : khổ tận cam lai (hết khổ đến sướng).

Các bài Soạn văn 7 | Soạn bài lớp 7 hay khác :

Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.