Đăng ký

Soạn bài: Các thao tác nghị luận

1,111 từ Soạn bài

1. Thao tác được dùng với nghĩa “Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định” : thao tác vận hành máy móc, thao tác kĩ thuật, thao tác thiết kế…

2. So sánh thao tác nghị luận với các loại thao tác khác :

   - Tương đồng : Đều gồm những quy định chặt chẽ về động tác, trình tự và yêu cầu.

   - Khác biệt : Trong thao tác nghị luận, các động tác đều là các hoạt động của tư duy và được thực hiện nhằm mục đích nghị luận, nghĩa là thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu và tin theo ý kiến của mình.

1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

a. Thứ tự điền từ : 1 – Tổng hợp ; 2 – Phân tích ; 3 – Quy nạp ; 4 – Diễn dịch.

b. - Lời tựa Trích diễm thi tập đã sử dụng thao tác phân tích. Thao tác đó chia nhận định thành các mặt riêng biệt, từ đó làm rõ nhận định chứ không phải diễn giải ra.

   - Đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia : Câu 1 (thao tác phân tích) phân tích mối quan hệ hiền tài với đất nước (thịnh, suy). Câu 1 đến câu 2 (thao tác diễn dịch) : Từ tiền đề chung (Hiền tài là nguyên khí quốc gia) để suy ra kết luận (coi trọng bồi đắp nhân tài).

c. - Kết luận “Vậy thì các bản thảo…” tổng hợp thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung, làm cho kết luận ấy bao gồm sức thuyết phục của toàn bộ các luận điểm nhỏ.

   - Đoạn trích Hịch tướng sĩ sử dụng thao tác quy nạp. Các dẫn chứng được dẫn ra trước, sau cùng mới đưa ra kết luận “Từ xưa, các bậc trung thần…”.

d. – Nhận định 1 : Chỉ đúng khi tiền đề diễn dịch đúng và cách suy luận chính xác.

   - Nhận định 2 : Chưa chính xác, vì nếu quy nạp chưa xét đầy đủ các trường hợp thì mối liên hệ tiền đề và kết luận chưa chắc chắn, kết luận chưa đủ thuyết phục.

   - Nhận định 3 : Đúng.

2. Thao tác so sánh

a. Tác giả sử dụng thao tác so sánh (So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời xưa với thời nay). Câu văn: "Những cử chỉ cao quý … lòng nồng nàn yêu nước" nhấn mạnh đến sự giống nhau.

b. - Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại Hành trong hai mặt : "dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt" và "ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu".

   - Thao tác so sánh gồm hai loại chính : so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.

c. Không đồng ý với ý kiến. So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết. So sánh là khập khiễng, nhưng nếu không có so sáng thì khó có thể nhận ra bản chất sự vật, hiện tượng, vấn đề một cách rõ ràng.

   => Chọn khẳng định : 1, 3, 4.

Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   - Tác giả muốn chứng minh : Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian.

   - Thao tác nghị luận chủ yếu được sử dụng là phân tích và quy nạp (phân tích là chủ yếu). Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ (thi liệu dân gian, ngôn ngữ dân gian, ...). Câu cuối cùng của đoạn trích sử dụng thao tác quy nạp. Từ trường hợp riêng Nguyễn Trãi, tác giả nâng lên thành sứ mệnh, chức năng cao quý của văn chương nghệ thuật.

   - Cái hay của cách dùng các thao tác nghị luận : Xem xét sự việc thấu đáo nhờ phân tích ; Tư tưởng đoạn trích được nâng lên cao hơn nhờ quy nạp.

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây:

shoppe