Đăng ký

Các thao tác nghị luận

1,662 từ Văn mẫu

Câu 1: Tìm hiểu đoạn trích trong Nguyễn Trãi - Nhà văn hoá lớn (SGK trang 134) và trả lời câu hỏi

   -Tác giả muôn chứng minh: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp tục nhiều thành tựu của vãn hóa dân gian, văn học dân gian”.

   -Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã dùng thao tác nghị luận chủ yếu là phân tích. Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ. Đến lượt nó, mỗi bộ phận nhỏ lại được phân chia thành những bộ phận nhỏ hơn nữa. Nhờ thế mà luận điểm của đoạn trích có thể được xem xét một cách chi tiết, kĩ càng, thấu đáo hơn.

   Đến câu cuối của đoạn trích, tác giả lại chuyển sang quy nạp. trường hợp riêng của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng lên thành chức nàng cao quý của văn chương nghệ thuật. Nhờ thao tác đó mà tầm vóc tư tưởng của đoạn trích đã được nâng lên một mức độ cao hơn nhiều.

Câu 2: Viết một đoạn văn nghị luận theo các yêu cầu của SGK (mục 2, trang 134):

Có thể tham khảo đoạn trích sau:

   “Chúng ta biết Nguyễn Du viết Truyện Kiều là dựa theo quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Riêng trong đoạn này (đoạn Trao duyên - NBS), ngòi bút Thanh Tâm Tài Nhân cũng có những nét thiết tha. Trong bức thư để lại cho Kim Trọng, nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân có lời dặn “Ngày sau, chàng cùng em thiếp đốt hương, gảy đàn, đọc ca, ngâm khúc, khói hương phảng phất, có gió lạnh như mưa tuyết đưa lại, tức là hồn thiếp đó. May mà chàng lấy chén nước chè rưới vào oan hồn của thiếp thì thiếp mang ơn nhiều lắm”.

    Nhưng với Thanh Tâm Tài Nhân, Kiều chĩ hiện về trong gió. Nguyễn Du nhìn rõ Kiều hiện về như thế nào. Nguyễn Du thấy oan hồn của Kiều khi trở về vẫn mang nặng nỗi đau lời thề chưa trọn:

                                                  Hồn còn mang nặng lời thề,

                                           Nát thân bồ liễu đền nghi trúc mai.

   Nguyễn Du còn cảm thấy tất cả cái u uất, cái cay cực của mảnh oan hồn trở về trong gió, biết chàng Kim ngồi đó, biết em Vân ngồi đó, mà âm dương cách trở, không được nhìn thấy mặt nhau, không sao nói dược với nhau một lời cho thỏa:

                                                     Dạ đài cách mặt khuất lời,

                                            Rảy xin chén nước cho người thác oan.

   Do đó, cũng một chén nước mà dưới ngòi bút Nguyễn Du thêm ý nghĩa, thêm tình nghĩa biết bao! Nói đây  là nói với Thúy Vân, nhưng qua Thúy Vân, lời dặn này chính là lời dặn chàng Kim. Liền sau dó Kiều cũng không còn nói với Vân nữa. Kiều đã quên cả người đang ngồi với mình. Nàng như nói một mình:

                                                     Bây giờ trâm gãy gương tan,

                                               Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

   Rồi cuối cùng chuyển hẳn sang nói với người yêu vắng mặt:

                                                  Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

                                         Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

                                                Phận sao phận bạc như vôi!

                                       Đă đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

                                             Ôi Kim lang! Hỡi Kim langỊ

                                     Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

   Ăng-đơ-rô-mác, nhân vật của Ra-xin, một nhà viết kịch người Pháp thế kí XVII, cũng có lúc đang nói chuyện với Pia-ruýt, kẻ thù của chồng mình, bỗng quên hẳn Pia-ruýt, chuyển sang nói với Héc-to, người chồng dã khuất. thể nói, hai cây bút lớn dã gặp nhau vì cả hai đều nắm chác những diễn biến có quy luật của lòng người, đều di sâu vào tình cảm của người trong cuộc”.

                                                               (Theo Hoài Thanh, Nhăn cảnh trao duyên trong “Truyện Kiều",                                                                      trong Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

shoppe