Đăng ký

Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

1,401 từ Soạn bài

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là văn bản thuyết minh

- Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.

- Có nhiều loại văn bản thuyết minh. Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp...Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng.

2. Kết cấu của văn bản thuyết minh

   Đọc các văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” và “Bưởi Phúc Trạch" để thể hiện các yêu cầu của SGK

a. Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản

- Đổi tượng

+ Trong văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn”: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

+ Trong văn bản “Bưởi Phúc Trạch”: bưởi Phúc Trạch - một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh.

- Mục đích:

+ Trong văn bản “Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Văn”: nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm và diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa văn hoá của nó trong đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

+ Văn bản “Bưởi Phúc Trạch”: giúp người đọc hình dung, cảm nhận được đặc điểm (hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn, giá trị bổ dưỡng) của bưởi Phúc Trạch.

b. Các ý chính tạo thành nội dung của từng văn bản:

- Văn bản “hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn” được cấu tạo được dựa trên các ý chính sau:

+ Thời gian tổ chức hội thổi cơm thi

+ Diễn biến và cách thức tiến hành của các đối tượng tham gia hội thi.

+ Cách đánh giá và kết quả của các nồi cơm tham gia hội thi.

+ Ý nghĩa của hội thi.

-  Văn bản “Bưởi Phúc Trạch” được hình thành từ các ý sau:

+ Giới thiệu về hình dáng, màu sắc của loại bưởi Phúc Trạch.

+ Cách thức gọi bưởi và đặc điểm của những múi bưởi Phúc

Trạch.

c. Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.

- Văn bản “hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn”:

+ Cách sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, từ quá trình bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc thi thổi cơm.

+ Cơ sở: Dựa vào nội dung của văn bản (có nhiều yếu tố tự sự). Cách sắp xếp này giúp người đọc hình dung được toàn bộ diễn biến của quá trình thi thổi cơm.

- Văn bản “Bưởi Phúc Trạch”

+ Cách tổ chức kết cấu theo trình tự quan hệ không gian (từ ngoài vào trong), trình tự quan hệ lôgic (các phương diện khác nhau của quả bưởi: hình dáng, màu sắc, hương vị, giá trị bổ dưỡng) và trình tự quan hệ nhân quả (giữa ý thứ nhất, thứ hai và ý thứ ba ; giữa ý thứ ba và ý thứ tư).

+ Cơ sở: Dựa vào nội dung của văn bản (miêu tả). Cách sắp xếp này giúp người đọc hình dung đầy đủ các điều kiện, tính chất, ... của bưởi Phúc Trạch.

d. Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh

   Xem mục Ghi nhớ trong SGK

   Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm:

- Kết cấu theo trình tự thời gian.

- Kết cấu theo trình tự không gian.

- Kết cấu theo trình tự logic.

- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Nếu cần thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh (chị) định chọn hình thức kết cấu nào?

Trả lời:

Khi thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) nên chọn hình thức kết cấu hỗn hợp. Kiểu kết cấu này phù hợp với tác phẩm, giúp người đọc hiểu được nội dung nghệ thuật, giá trị tư tưởng của nó. Các ý chính:

- Giới thiệu về tác giả.

- Thuyết minh về thời điểm ra đời bài thơ.

- Nội dung của bài thơ:

+ Câu 1, 2: Niềm tự hào về mình và quận đội của mình.

+ Câu 3, 4: Khát vọng lập công trả nợ công danh của tác giả.

- Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu bài thơ.

Câu 2. Nếu phải thuyết minh một di tích, môt thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) sẽ giới thiệu những nôi dung nào? sắp xếp chúng ra sao?

Trả lời:

- Khi giới thiệu một di tích, một thắng cảnh đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau:

+ Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích.

+ Miêu tả vẻ đẹp của di tích.

+ Ý nghĩa, giá trị của di tích.

- Có thể sắp xếp theo trình tự như trên, nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của di tích, có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa - gần, ngoài - trong...