Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh - Soạn văn lớp 10
I. Kết cấu của văn bản thuyết minh
a. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản "Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân"
Câu (a)
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một văn bản thuyết minh . Qua đó, tác giả nhằm giới thiệu rõ cho người đọc gần xa về thời gian địa điểm và diễn biến của lễ hội này cũng như ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của bà con nhân dân lao động vùng châu thổ Bắc Bộ .
Câu (b)
Dàn ý chính của văn bản :
- Lễ hội thổi cơm thi diễn ra lúc nào, ở đâu (thời gian, địa điểm).
- Diễn biến : + Thi.
+ Chấm thi: tiêu chuẩn, phương thức.
- Ý nghĩa của lễ hội.
Câu (c)
Văn bản chọn hình thức kết cấu theo trình tự lô-gic và trình tự thời gian xen lần lời kể và lời tả (tả cảnh leo cây chuôi, cảnh nâu cơm),
b. Phân tích hình thức kết cấu của văn bản “Bưởi Phúc Trạch”
Câu (a)
Bưởi Phúc Trạch là một văn bản thuyết minh. Qua đó, tác giả nhằm giới thiệu một giống bưởi nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Đọc bài văn, người đọc cảm nhận được hình dáng bên ngoài lẫn hương vị lôi cuốn và bổ dường của bưởi Phúc Trạch.
Câu (b)
Dàn ý chính của văn bản:
- Hình dáng.
- Hương vị đặc sắc.
- Sự hấp dẫn và bổ dưỡng.
- Danh tiếng của giông bưởi này.
Câu (c)
Văn bản được kết cấu, sắp xếp theo nhiều quan hệ: quan hệ không gian từ ngoài vào trong và quan hệ lô-gic, quan hệ nhân quả (tương quan giữa các ý...).
II.LUYỆN TẬP
Câu 1. Nếu cần thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh (chị) định chọn hình thức kết cấu nào?
Trả lời:
Khi thuyết minh bài “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) nên chọn hình thức kết cấu hỗn hợp. Kiểu kết cấu này phù hợp với tác phẩm, giúp người đọc hiểu được nội dung nghệ thuật, giá trị tư tưởng của nó. Các ý chính:
- Giới thiệu về tác giả.
- Thuyết minh về thời điểm ra đời bài thơ.
- Nội dung của bài thơ:
+ Câu 1, 2: Niềm tự hào về mình và quận đội của mình.
+ Câu 3, 4: Khát vọng lập công trả nợ công danh của tác giả.
- Vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu bài thơ.
Câu 2. Nếu phải thuyết minh một di tích, môt thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) sẽ giới thiệu những nôi dung nào? sắp xếp chúng ra sao?
Trả lời:
- Khi giới thiệu một di tích, một thắng cảnh đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau:
+ Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích.
+ Miêu tả vẻ đẹp của di tích.
+ Ý nghĩa, giá trị của di tích.
- Có thể sắp xếp theo trình tự như trên, nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của di tích, có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa - gần, ngoài - trong...