Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đời Đường - Trung Quốc trong khoảng những năm 618-907 thi ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và thu được những thành tựu rực rỡ. Trong số đó không thể không kể đến Đỗ Phủ (712- 770) nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân, được tôn vinh là "thi thánh". Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo là chủ đề xuyên suốt trong thơ. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một trong những bài thơ như vậy.
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
* Các điểm cơ bản:
• Bài thơ gồm có 4 phẩn:
+ 5 câu đẩu: Gió thu thổi tốc ba lớp tranh.
+ 5 càu kế: Uất ức vì bọn trẻ thôn nam cướp tranh.
+ 8 câu tiếp: Nỗi khổ vì nghèo và loạn lạc.
+ 5 câu cuối: Ước mong của nhà thơ.
- Bút pháp hiện thực, văn miêu tả kết hợp vởi tự sự và biểu cảm. Sử dụng nghệ thuật liên kết, điệp từ để nhấn mạnh.
Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
I. Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đơi Đường của Trung Quốc, tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. Bảy tuổi đã làm thơ, 20 tuổi dã đi ngao du, làm quan.Năm 759, ông lừ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ơ Thành Đô, thủ phủ tính Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía lây Thành Đô. Đỗ Phủ vừa ở nhà mời được mây tháng thì căn nhà đã bị gió phá nát. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ra đời trong hoàn cảnh ấy. Gần như suốt đời, Đỗ Phủ sống nghèo khổ, bệnh tật và chết trong cơ cực. Tuy vậy, Đỗ Phủ đã để lại cho đời trên 1.400 bài thư mang tính hiện thực, chứa chan tình yêu thương dàn nghèo, tố cáo quan lại, tạo ảnh hưởng khá sâu rộng tơi thơ ca Trung Quốc và được nhiều nước truyền tụng.
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
II. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá gồm 4 đoạn, mỗi đoạn có số câu nhiều ít khác nhau đề cập đến một sự việc, một tâm trạng khác nhau trên cái nền chung là ngôi nhà bị gió thu thổi tốc mái. Đoạn đầu gồm 5 câu. Hai câu đầu được theo lối văn tự sự kể lại nguyên nhân và kết quả sự việc.
Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Thời gian, không gian, khí hậu sự việc xảy ra được kể lại một cách khái quát nhưng rất rõ ràng. Sự việc “cuộn mất ba lớp tranh" được miêu tả chi tiết, cụ thể hơn bằng thủ pháp điệp ngữ và liệt kê: “Tranh... rải khắp bờ’”, “mảnh cao..., mảnh thấp...”. Đây là cảnh hiện thực gió thu gầm thét dữ dội được đưa vào năm dòng thơ ngắn.
Đoạn thư kế dài 5 câu, có sự xuât hiện của con người, hình ảnh đối lập bằng những câu thơ tự sự và miêu tả. Một bên thì trẻ, còn “ta già không sức Trẻ con chẳng nể trọng mà cũng chẳng thương người già đang gặp nạn. Chúng xô nhau cướp giật rồi “Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre” mặc cho ông già “môi khô miệng cháy gào”. Bất lực, nhà thơ đành
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!
Những câu thơ miêu tả cùng với câu biểu cảm trên phần nào cũng đã phơi bày thực trạng xã hội đời Đường đang trên đà xuống dốc. Chiến tramh, loạn lạc, đói kém đã xói mòn đạo đức truyền thống của con người. Đoạn thứ ba là đoạn dài nhất trong bài. Nhà thơ đã dùng phép liệt kê, lối văn miêu tả kết hợp vơi tự sự để ghi lại nỗi khổ vì nghèo và vì thời tiết khí hậu. “Gió lặng" nhưng “mưa chẳng dứt", nhà bị gió giật mất ba lớp tranh, “đêm đen đặc", tuổi già phải chống gậy thì làm sao leo được lên mái để che! “Mền vải lâu năm", tấm đệm lót giường thì bị con nết" đạp nát trong lúc ngủ. Đấy là nỗi trần ai mà Đỗ Phủ phải gánh chịu trước mắt. Là người chủ gia đình nhưng nhà thư không thể làm đưực cho cuộc sống tốt hơn vì tuổi già sức yếu và bệnh tật. Nhưng nỗi khổ do thiên thời, do người cùng làng, do con cái vẫn không bằng nỗi khổ vì thế sự thăng trầm:
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót
Hai câu thơ tự sự kết hợp với biểu cảm ấy chứa đựng nỗi sầu thế sự của nhà thơ lúc bấy giờ. Nhà thơ tâm sự là “ít ngủ nghê” kể từ khi gặp “cơn loạn”. “Cơn loạn” ở đây là loạn thế sự, quyền uy tranh giành giữa các thế lực thời bây giờ. Nhà Đường đã qua thời thịnh trị và đang trên đà suy vong. Nếu bài thơ được Đỗ Phủ viết vào năm 760 thì “cơn loạn” trong bài thư ám chỉ cuộc binh biến do An Lộc Sơn gây ra. An Lộc Sơn làm quan tiết độ sứ, nắm quyền ba đội quân trấn thủ xung quanh vùng mà nay là Bắc Kinh. Khi người đỡ đầu của An Lộc Sơn ở triều đình là Lí Lâm Phú mất, An Lộc Sơn sự nguy đến tính mạng của mình nên mùa xuân năm 755 đem quân đánh chiếm kinh đô. An Lộc Sơn mất năm 757 nhưng phiến loạn cho đến năm 763 mới dẹp yên. Suốt những năm dài ấy Đỗ Phủ ít ngủ vì lo cho vận dân, vận nước. Đã thê còn có đói ăn, bệnh tật kèm theo, nay lại thêm “đêm dài ướt át”. Đấy là một lời than não lòng!
Đoạn cuối của bài thư ghi lại dòng nhân ái bao la của Đỗ Phủ. Ớ đây, cần ghi nhận tài dịch thơ chữ Hán qua tiếng Việt của Khương Hữu bụng, nhát là về âm điệu của bài thư. Đang ở vần trắc nặng nề, ngột ngạt với hàng loạt từ như “tối mực, đen đặc, sắc, nát,... trót” thì ở đoạn cuối có âm điệu nặng nhẹ nhàng:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch hàn ỉ Than ôi!
Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Nhà thơ ước cho mọi người (thiên hạ), cho kẻ sĩ nghèo được an cư. Gió mưa không gây họa để mọi người “hân hoan". Đó là niềm hạnh phúc lớn nhát đối với Đỗ Phủ, kể cả việc thiên hạ thì “hân hoan”, còn nhà thơ thì “chịu chết rét cũng được!”. Chí người có tình thương bao la mới có mong ước ấy. Nhưng với hiện thực thời bấy giờ thì ao ước của ông cũng chỉ là ao ước
Phát biểu cảm nghĩ về Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
III. Với phương thức biểu đạt miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm, nhà thơ Đỗ Phủ đã phản ánh hiện thực sinh động nỗi khổ mà nhà thơ, gia đình và người dán phải chịu: loạn lạc, thiên tai khiến con người biến chất. Cái đáng quý nhất là qua Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thư Đỗ Phủ, ngươi đọc hương suy nghĩ, hoạt động của mình về chân - thiện - mĩ để đơi sống được an bình.
Mong rằng bài viết Bài ca nhà tranh bị gió thu phá sẽ giúp các bạn có thêm nhiều điều bổ ích!