Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Chinh phụ ngâm thuộc thể loại thơ trữ tình do Đặng Trần Côn sáng tác. Trong đó nổi bật là đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", đoạn trích thuộc đoạn thơ từ câu 193 đến câu 216 trong tác phẩm. Đoạn trích diễn tả sựu tù túng, quẩn quanh đầy buồn khổ, bế tắc của người chinh phụ cô đơn, khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi trong một không gian chật hẹp. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu đoạn trích qua bài Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Hình ảnh người chinh phụ
Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Chinh phụ ngâm thuộc thể loại thơ trữ tình do Đặng Trần Côn sáng tác. Trong đó nổi bật là đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ", đoạn trích thuộc đoạn thơ từ câu 193 đến câu 216 trong tác phẩm. Đoạn trích diễn tả sựu tù túng, quẩn quanh đầy buồn khổ, bế tắc của người chinh phụ cô đơn, khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi trong một không gian chật hẹp.
1. Hình ảnh người chinh phụ
Qua cảnh trí nhà ở và các vật dụng cũng như bối cảnh xung quanh, có thể khẳng định chinh phụ thuộc tầng lớp trong xã hội. Nàng không phải chịu nỗi khổ thiếu thốn về vật chất hay bóc lột về lao động nhưu những người phụ nữ tầng lớp bình dân. Nỗi khổ của nàng thuộc về tinh thần, tình cảm. Đây là người phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Sống trong cô đơn, không có bất cứ một tin tức nào của người chồng để biết chàng đang còn sống hay đã chết, nầng vô cùng buồn khổ. Các từ ngữ "bi thiết", "buồn rầu", "mối sầu dằng dặc","thiết tha lòng" đã nói lên những điều đó
- Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
- Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Chinh phụ ngâm mở đầu cho giai đoạn văn học thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19 với người phụ nữ đã chủ động dám bộc lộ khát vọng tình yêu và hạnh phúc.
2. Những biện pháp tả nội tâm
a. Tả ngoại hình và hành động của nhân vật
Tả ngoại hình để bộc lộ nội tâm, cụ thể tả chinh phụ với vẻ mặt buồn chẳng nói nên lời, soi gương thấy khuôn mặt đẫm lệ. Hành động: Các động tác "dạo", "thầm gieo từng bước" trên hiên nhà; ngồi trước rèm hết hạ xuống lại kéo lên; gượng gạo làm những công việc quen thuộc thường nhật; gượng đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy đàn,...bởi những công việc thường nhật đó nay có thể gợi lên nỗi đau khổ vì lứa đôi bị chia lìa. Mùi hương có thể khiến tâm hồn như thêm mê man; soi gương thấy dung nhan tiều tụy có thể khiến nước mắt chan chứa; cầm đàn gảy sợ làm đứt dây uyên ương, làm trùng phím đàn loan phượng
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
b. Tả không gian và thời gian
Không gian trong đoạn trích là không gian hẹp, thích hợp với nhu cầu diễn tả tâm trạng bế tắc, tù túng. Căn phòng chỉ mở ra bên ngoài bằng một tấm rèm, kéo lên lại hạ xuống. Căn phòng lẽ ra ấm cúng vì có người chồng ở nhà thì nay trở nên chật hẹp. Chỉ thấy những việc làm gượng gạo, vô hồn của người chinh phụ. Để vượt qua không gian vời vợi đó, chinh phụ chỉ biết trông cậy vào làn gió xuân
Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Bên ngoài căn phòng cũng là một không gian chật hẹp; đó là cái hiên vắng, nơi đó nàng dạo qua dạo lại. Rộng hơn là sân và những hàng cây bao quanh nhà. Sự chật hẹp của không gian làm tăng cảm giác bế tắc của người chinh phụ, tăng thêm sựu đau khổ cho nàng.
Thời gian trong đoạn trích cũng được chọn lọc: Thời gian về đêm được nhân mạnh. Cảnh đêm về làm nổi bật sự cô đơn vì trong phòng chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác đối diện với chủ nhân của nó đang rất cần sự chia sẻ, cảm thông với nỗi niềm cô đơn:
Đèn có biết dường bằng chẳng biết ?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Trong đêm khuya, tiềng gà eo óc gáy lại làm tăng thêm sự quạnh vắng, lạnh lẽo của đêm dài. Những cây hòe quanh nhà trong đêm rủ bóng không khác gì người chinh phụ một đèn một bóng
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Không phải ngấu nhiên mà thơ xưa tả sự cô đơn bằng cảnh đêm với tiếng gà gáy, chẳng hạn "tiếng gà văng vẳng gáy trên bom". Trong đêm, tiếng rỉ rả của côn trùng cũng góp phần diễn tả sự cô đơn của chính phụ
Tác phẩm Chinh phụ ngâm với đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được Đằng Trần Côn gửi gắm thành công tư tưởng chủ đạo trong văn chương một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người.
Mong rằng bài viết phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sẽ giúp ích cho các bạn trong môn ngữ văn 6!