Phần bài tập
Bài 1 trang 73 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:
Đề bài:
a) Hãy đặt tên cho các điểm và đường thẳng trong hình dưới đây.
b) Hãy nêu ba cách gọi tên đường thẳng trong hình dưới đây.
Giải:
a) Đường thẳng được đặt tên bởi chữ in thường như: a, b, c, x, y…
Điểm được đặt tên bởi chữ in hoa: A, B, C, D,…
Chẳng hạn: ta đặt tên các điểm là A, B và các đường thẳng là a, b, c.
b) Ta có thể gọi tên đường thẳng bằng cách:
- Gọi theo tên đường thẳng, thường được đặt bằng chữ cái thường a, b, c..
- Gọi tên bằng hai điểm thuộc đường thẳng.
Ba cách gọi tên đường thẳng trong hình trên là: đường thẳng AB đường thẳng BD và đường thẳng CD (có thể chọn các điểm khác sẽ có các cách gọi khác).
Bài 2 trang 73 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:
Đề bài: Dùng kí hiệu để biểu thị các mối quan hệ dưới đây và vẽ các hình tương ứng.
a) Các điểm A, B thuộc đường thẳng p.
b) Các điểm C, D không thuộc đường thẳng p.
Giải:
a) Điểm thuộc đường thẳng ta dùng kí hiệu: .
- Điểm A thuộc đường thẳng p. Ký hiệu: Ap.
- Điểm B thuộc đường thẳng. Ký hiệu: Bp.
Ta có hình vẽ:
b) Điểm không thuộc đường thẳng ta dùng kí hiệu: .
- Điểm C thuộc đường thẳng p. Ký hiệu: Cp.
- Điểm D thuộc đường thẳng. Ký hiệu: Dp.
Ta có hình vẽ:
Bài 3 trang 73 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:
Đề bài: Trong hình vẽ bên:
a) Điểm B thuộc những đường thẳng nào?
b) Điểm A không thuộc những đường thẳng nào?
c) Đường thẳng nào không chứa điểm C?
Sử dụng kí hiệu để mô tả các quan hệ trên.
Giải:
a) Điểm thuộc đường thẳng ta dùng kí hiệu: .
Trong hình vẽ trên, điểm B thuộc các đường thẳng: j, n và i.
Ký hiệu: Bj, Bn, Bi.
b) Điểm không thuộc đường thẳng ta dùng kí hiệu: .
Trong hình vẽ trên, điểm A không thuộc đường thẳng j và n.
Ký hiệu: Aj, An.
c) Trong hình vẽ trên, đường thẳng không chứa điểm C là i và n. Hay điểm C thuộc hai đường thẳng i và n.
Ký hiệu C i, Cn.
Bài 4 trang 73 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:
Đề bài: Vẽ hình cho mỗi trường hợp sau:
a) Điểm M thuộc đường thẳng a.
b) Điểm M thuộc hai đường thẳng a và b nhưng không thuộc đường thẳng c.
c) Điểm M nằm trên cả ba đường thẳng a, b và c.
Giải:
a) Cách vẽ điểm M thuộc đường thẳng a:
Cách 1: Vẽ điểm M trước rồi vẽ đường thẳng a.
Chấm một điểm M bất kỳ.
- Vẽ đường thẳng a đi qua điểm M. Ta được điểm M thuộc đường thẳng a.
Ta có hình vẽ:
Cách 2: Vẽ đường thẳng a trước rồi vẽ điểm M.
- Vẽ đường thẳng a bất kỳ.
- Lấy điểm M nằm trên đường thẳng a.
- Vẽ đường thẳng a đi qua điểm M. Ta được điểm M thuộc đường thẳng a.
Ta có hình vẽ:
b) Điểm M thuộc hai đường thẳng a và b nhưng không thuộc đường thẳng c.
* Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M (như hình vẽ).
Bước 2: Vẽ đường thẳng c không đi qua điểm M. Ta được điểm M thuộc hai đường thẳng a và b nhưng không thuộc đường thẳng c.
* Ta có hình vẽ:
c) Điểm M nằm trên cả ba đường thẳng a, b và c.
* Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M (như hình vẽ).
Bước 2: Vẽ đường thẳng c không đi qua điểm M. Ta được điểm M nằm trên cả ba đường thẳng a, b và c.
* Ta có hình vẽ:
Bài 5 trang 73 Toán lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo:
Đề bài: Hãy nêu một số hình ảnh của đường thẳng và điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng trong thực tế.
Giải:
Một số hình ảnh của đường thẳng và điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng trong thực tế là:
- Hình ảnh của đường thẳng:
+ Dây điện ở các cột điện cao áp.
+ Ống dẫn nước kéo dài qua rất nhiều nơi.
- Điểm thuộc đường thẳng: Con muỗi đậu trên sợi dây phơi quần áo, giọt nước trên mép bàn.
- Điểm không thuộc đường thẳng: Giọt nước ở dưới sàn và dây phơi quần áo,…