Đăng ký

Những kiến thức cần biết về Vận nước (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận

1,337 từ

1.            Cuộc đời và sự nghiệp
-              Thiền sư Pháp Thuận (915-990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương.
-              Ông từng giữ những công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê, được vua Lê Đại Hành phong tới chức Pháp sư.
-              Tác phẩm của ông hiện còn lại một bài trả lời vua Lê Đại Hành về vận nước.
2.            Khái niệm “vô vi"
-              "Vô vi" nghĩa đen là ‘không làm gì".
-              “Vô vi" được nhiều trường phái triết học, tôn giáo sử dụng:
+ Trong sách Lão Tứ, Vô vi nhằm chỉ một thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm điều trái tự nhiên.
+ Trong bài Vận nước, vô vi được hiểu theo nghĩa của Nho giáo. Theo Chu Hi, “vô vi mà thịnh trị là vì bậc thánh nhân có đức thịnh nên cảm hóa được nhàn dân, không phải làm gì hơn”.
3.            Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
-              Sau nhiều năm loạn lạc bởi nội chiến do loạn 12 sứ quân gây ra, đất nước được thống nhất bởi vua Đinh Tiên Hoàng sau đó truyền đến vua Lê Đại Hành.
-              Lê Đại Hành muốn xây dựng một vương triều vững mạnh, một quốc gia hùng cường nên đã hỏi ý kiến sư Pháp Thuận. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đó.
4.            Nghệ thuật so sánh “Vận nước như dây leo quấn quýt”:
-              Nhằm diễn tả sự thịnh vượng, vững bền, dài lâu.
-              Khẳng định vận may của đất nước và niềm tin của nhà thơ vào vận nước.
5.            Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua câu thơ thứ hai:
-              Tâm,trạng mừng vui, vững tin vào tương lai tươi đẹp của đất nước: cảnh thái bình.
- Câu thơ mang tính chất khẳng định bằng cách nêu ra một ranh giới trong vũ trụ: góc trời Nam.
6.            Nội dung của hai câu thơ cuối
„ -Bản về phép trị nước: “vô vi”.
-              Dưới cái nhìn của Nho giáo, "vô vi" có nghĩa là nhà vua tu dưỡng đạo đức và dùng đạo đức cai trị, cảm hóa muôn dân. Có như thế thỉ dân chung mới tin, phục; xã tắc mới đạt được thịnh trị, thái bình.
-              Theo cái nhìn của Lão giáo, thì dùng “vô vi” để trị nước tức là phải tuân theo quy luật tự nhiên. Mà một trong những quy luật lớn nhất của tự nhiên là tình yêu thương giữa người với người.
-              Câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống yêu chuộng hòa bình. Tuy người Việt rất quật cường trong việc bảo vệ non sông đất nước nhưng tận sâu thẳm cõi lòng, người Việt luôn mong ước được sống trong cảnh không có chiến tranh: "Chốn chôn tắt đao binh”
8.            Ý nghĩa của bài thơ
-              Bằng lời khuyên chân tình và sáng suốt về phép trị nước, Đỗ Pháp Thuận đã bày tỏ niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước và khát vọng một cuộc sống bền vững thái bình cho muôn dân. Vì lẽ đó, có thể xem bài thơ là một bản tuyên ngôn về hòa bình hàm súc của dân tộc.

Xem thêm >>> Phân tích bài đọc thêm "Vận nước" (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui gửi đến bạn về một số lý thuyết cơ bản về "Vận nước" (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận. Chúc các bạn học tập tốt <3