Đăng ký

Những kiến thức cần biết về kiểu bài phân tích văn học chuẩn nhất

2,600 từ

1.    Khái quát về kiểu bài phân tích văn học
Phân tích văn học là một trong những thao tác tư duy (như quy nạp, suy diễn, tổng hợp...). Theo nghĩa đó, thao tác phân tích xuất hiện khi làm các kiểu bài nghị luận văn học.
Ở đây, phân tích văn học được nói đến như một kiểu bài nghị luận văn học có đặc điểm riêng, có yêu cầu riêng (cùng với các kiểu bài như giải thích văn học, chứng minh văn học, bình giảng văn học...)
Thế nào là phân tích văn học? Để tìm hiểu một tác phẩm, một tác giả một trào lưu... hay một nhận định nào đó, người ta phải lần lượt tách ra từng phần của chỉnh thể đó để khảo sát và nhận xét (các phần đó có thể là các yếu tố, các biểu hiện, các khía cạnh...). Sau đó tổng hợp các khảo sát, nhận xét đó để có nhận định chung. Một bài phân tích phải giúp cho người ta hiểu đối tượng đưa ra các nghiên cứu rõ ràng, tỉ.mỉ đến chi tiết.
2.    Yêu cầu chung của bài phân tích văn học
- Phải bám sát yêu cầu của đề và văn bản tác phẩm.
+ Phân tích văn học đòi hỏi một thái độ khách quan, khoa học, không được suy diễn chú quan, tùy tiện, về mặt phương pháp, phân tích là chia tách vấn đề đối tượng được xét ra từng khía cạnh, từng bộ phận, và xem xét chúng qua từng biểu hiện cụ thể. Cách làm này giúp ta hiểu được rành rẽ, cụ thể các hiện tượng phức tạp là toàn vẹn, sinh động như tác phẩm văn học và lịch sử văn học.
Ví dụ: Đọc tác phẩm văn học có giá trị thấy hay. Nhưng hay như thế nào thì phải phân tích mới thấy rõ. Thiếu phân tích thì hiểu biết về một hiện tượng văn học sẽ không chắc chắn.
+ Phân tích văn học phải vận dụng kiến thức về tác giả, về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, về lí luận văn học, về ngôn ngữ học (ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt) về tâm lí học, xã hội học v.v... để soi sáng cho việc phân tích.
+ Giá trị của một bài phân tích văn học là đem lại hiểu biết chắc chắn xác thực, cụ thể về một hiện tượng văn học, có một, có những phát hiện về giá trị văn học. Muốn thế, người làm bài phải có những hiểu biết về xuất xứ tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, sự nghiệp sáng tác của tác giả, các truyền thống văn học mà tác phẩm ấy thuộc vào, lịch sử tìm hiểu tác phẩm... Thiếu hiểu biết chắc chắn và thiếu phát hiện tìm tòi những giá trị văn học, bài phân tích sẽ mất hứng thú và ý nghĩa.
+ Bài phân tích văn học là một bài văn. Nó phải được trình bày rành mạch, bố cục rõ ràng, suy luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, phân tích có trọng điểm, không tùy tiện, lan man. Bài phân tích đòi hỏi lời văn vừa chính xác vừa gợi cảm lể gọi đúng tên đối tượng các hiện tượng được phân tích, dẫn dắt người đọc đi vào suy nghĩ các vấn đề của tác phẩm và vấn đề văn học. Sự chính xác đòi hỏi dùng từ có chừng mực, cân nhắc, không đao to, búa lớn. Sự gợi cảm đòi hỏi những cách diễn đạt cô đọng, có tác dụng khơi gợi trí tưởng tượng và sự rung cảm đối với vấn đề phân tích.
3.    Một số phương pháp phân tích văn học
-    Muốn phân tích một đối tượng thì người ta thường chia các đối tượng ra thành từng bộ phận hay từng phương diện để phân tích. Phân tích thơ, có thể chia ra thành từng phần theo bố cục, theo khổ thơ hay theo dòng thơ. Phân tích truyện có thể chia ra từng nhân vật hay từng vấn đề. Phân tích nhân vật có thể chia theo tính cách, nội tâm, ngoại hình, hay theo các đặc điểm của tính cách, số phận.
-    Đê thực sự bước vào phân tích nội dung bên trong của hiện tượng văn học, ta có thể thực hiện theo các phương pháp sau đây:
+ Phân tích theo quá trình phát triển. Phân tích nhân vật thì cần theo dõi nhân vật đã trải qua những giai đoạn phát triển nào, đối chiếu những đổi thay, chỉ những chi tiết thể hiện sự đổi thay và vạch ra ý nghĩa của chúng.
Ví dụ: Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương (Lỗ Tấn) cần thấy được những thay đổi đáng buồn của Nhuận Thổ, người đã từng bạn với tôi thuở thiếu thời. Trong kí ức của tôi sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp hơn. Trong đó nổi bật hình ảnh Nhuận Thổ khỏe khoắn, lanh lợi, cổ đeo vòng bạc tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, nước da bánh mật với bao chuyện lạ, bao điều kì thú - đối lập với một Nhuận Thổ hiện tại, già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ sạm lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm. Nhuận Thổ bây giờ sống trong một tình cảnh bi đát: con đông, mất mùa, thuê nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!
-    Phân tích đối tượng theo mối quan hệ của đối với môi trường, hoàn cảnh xung quanh. Phân tích nhân vật thì cần chú ý đến mối quan hệ nhân vật với hoàn cảnh của nó, xem quan hệ đó là tương đồng hay tương phản trong việc biểu hiện tính cách nhân vật.
Ví dụ: Phân tích hình ảnh con chó Bấc trong đoạn trích "Con chó Bấc" của Giắc Lânđơn cần thấy những hoàn cảnh khác nhau của Bấc: khi ở nhà Thẩm phán Min-lo khi bị bắt cóc lên vùng A-la-xca trên Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người tìm vàng, khi sống với Giôn Thoóc-tơn... Mỗi hoàn cảnh sống tạo cho Bấc một tính cách khác nhau.
-    Phân tích đối tượng theo cấu trúc chỉnh thể của nó. Phân tích tác phẩm trữ tình thì chú ý mối quan hệ tương quan giữa thơ với luật thơ, cách ngắt nhịp... Phân tích nhân vật thì chú ý tương quan nội tâm và ngoại hình, biểu hiện bên ngoài và bên trong, cách nhân vật tự cảm và nhân vật khác nhận xét về nhân vật.
-    Phân tích đối tượng theo mối tương đồng hay tương phản với các đối tượng khác cùng loại. Phân tích thơ hay truyện có thể đối chiếu với bài thơ, thiên truyện khác có những nét giống nhau.
Các phương pháp phân tích trên đây giúp ta phát hiện các chi tiết có ý nghĩa và khám phá giá trị tác phẩm.
4.    Các kiểu bài phân tích tác phẩm văn học
Tùy theo phạm vi và đối tượng Văn học được đưa ra phân tích mà kiểu bài phân tích văn học được chia ra thành các kiểu khác nhau. Trong chương trình Tập làm văn THCS chúng tôi sẽ tìm hiểu hai kiểu bài: Phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

Xem thêm >>> Kiến thức lý thuyết cơ bản về lập luận chứng minh trong văn nghị luận

>>>>>>>>>>>>Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp ngắn gọn | Soạn văn 9 ngắn nhất

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe