Nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương hay: Văn mẫu 9
Bài Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác
Nghị luận về bài thơ Viếng lăng Bác giúp các bạn ôn tập lại kiến thức trên lớp để nắm vững hơn. Bên cạnh đó hỗ trợ các bạn xây dựng luận điểm, triển khai ý tứ và cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho Bác – một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Mở bài nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác
Đã có rất nhiều bài thơ viết về người cha già kính yêu của dân tộc, ca ngợi công lao to lớn của người trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. Kể khi người ra đi, để lại bao nỗi tiếc thương cho đồng bào, đó là sự mất mát to lớn của cả dân tộc Việt Nam, các nhà văn, nhà thơ cũng dùng ngòi bút gửi đến người tình cảm tha thiết trong đó có Viễn Phương. Là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam với hồn thơ sâu lắng, dung dị của người Nam Bộ. Viễn Phương cho ra đời “Viếng lăng Bác” in trong tập “Như mây mùa xuân”, nhân dịp ra thăm lăng.
Xem thêm:
Top 3 cách mở bài Viếng lăng Bác hay nhất
Giới thiệu về Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác
Thân bài nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ/Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Từ miền Nam, Viễn Phương mang theo tình cảm thắm thiết của đồng bào miền Nam ra viếng lăng Bác ở miền Bắc. Đây là có thể được xem cuộc hành hương đến đất thánh của người chiến sĩ, bởi nơi đó có tín ngưỡng trong sáng và cao đẹp nhất của nhân dân cả nước. Từ xa xa, nhà thơ đã nhìn thấy bóng hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử - nơi Bác tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không gian đầy thiêng liêng và mang tính huyền thoại.
"Hàng tre xanh xanh" thân thuộc ở làng quê được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trước bão giông trong bốn nghìn năm lịch sử. Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương chính là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác trong một lần được ra thăm lăng vị cha già dân tộc.
"Viếng lăng Bác" được viết trên tình cảm chân thực và đầy xúc động với bố cục chặt chẽ và giọng điệu nhanh chậm biến đổi linh hoạt. Bài thơ mở đầu với câu thơ mang đậm tính tự sự:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Câu thơ gợi lên một không gian gần gũi, ấm áp và dung dị. Hình ảnh cây tre là yếu tố then chốt để câu thơ trở nên thân thuộc và gần gũi với tất cả người dân Việt Nam. Gắn bó với làng quê từ nghìn đời nay, cây tre đã trở thành một hình ảnh quen thuộc và không thể tách rời của người Việt. Đồng thời, tre cũng là hiện thân của những những con người anh dũng, kiên cường "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ rất độc đáo và bình dị.
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài thơ Viếng Lăng Bác
Cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác hay
Viễn Phương đã dùng hình ảnh mặt trời trên lăng để nói đến Mặt Trời trong lăng là Bác. Tác giả rất khéo léo khi mượn cái trường tồn, vĩnh cửu của Mặt Trời đã để nói đến sự bất diệt, vĩ đại của Bác. Và đồng thời đó cũng là sự tôn kính của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung đối với Bác. Từ "rất đỏ” vừa chỉ hình ảnh thực là mặt trời vừa nói lên hình ảnh trái tim cách mạng của Bác – trái tim rộng mở và bao la đã thương yêu, đùm bọc, bảo vệ tất cả những ai bị áp bức trong xã hội.
Cùng với hình ảnh Mặt Trời, hình ảnh tràng hoa - dòng người nối tiếp nhau như bất tận đã diễn tả sâu sắc niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân ta đối với sự ra đi của Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Dẫu hiểu rằng Bác mãi sống với non sông, đất nước, trường tồn bầu trời xanh bao la, nhưng Viễn Phương không thể không đau nhói trước sự thật rằng Bác đã vĩnh viễn ra đi:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Chữ "nhói" đã nói lên được tấm lòng của đứa con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, đồng thời cũng là tấm lòng của nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước đối với Bác Hồ kính yêu. Cảm xúc của tác giả lại dâng trào đến đỉnh điểm khi phải rời xa lăng Bác:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Giọng thơ trầm lắng thể hiện sự lưu luyến của Viễn Phương: chân thành và xúc động. Bỗng giọng thơ trở nên dồn dập bởi điệp từ “muốn làm”. Đó là tất cả ước nguyện và khát khao của tác giả:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Những ước nguyện đó thật giản dị, mong muốn được mãi mãi được bên cạnh, gần gũi Bác, được mãi mãi đi theo lý tưởng cách mạng của Người không chỉ của riêng nhà thơ mà là của tất cả nhân dân.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng...
Hình ảnh “cây tre trung hiếu” đã khép lại bài thơ, tạo nên kết nối vòng tròn. Tre là hình ảnh mở đầu và cũng là hình ảnh kết thúc bài thơ. Nó như khắc sâu và tô đậm hơn phẩm chất người Việt Nam: trung hiếu, anh hùng, kiên cường và bất khuất. Viễn Phương đã rất khéo trong việc chọn lựa và sử dụng phù hợp giọng điệu, ngôn ngữ và hình ảnh để gột tả sâu sắc niềm kính yêu, ngưỡng mộ của tác giả và nhân dân đối với Bác. Điệp từ ngày ngày được tác giả sử dụng:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Hai câu thơ mang hai ý nghĩa khác nhau nhưng cũng một mục đích diễn đạt: một về thiên nhiên, một về đời sống, nhưng ý nghĩa lại tương đồng, ý tứ bó kết lại với nhau. Đó là tình cảm của nhân dân ta đối với Bác Hồ cũng tự nhiên, gần gũi như đất trời, vĩnh hằng như quy luật của vũ trụ.
Vào lăng viếng Bác, trong lòng nhà thơ nhói lên nỗi đau và niềm tiếc thương vô hạn vì mất mát, dù bản thân nhà thơ cũng như bao thế hệ vẫn cảm nhận là Bác không hề mất mà chỉ "nằm trong giấc ngủ bình yên" sau một chặng đường 79 năm chưa hề nghỉ ngơi. Con người tha thiết yêu trăng như vậy, thế mà chưa bao giờ được bình yên ngắm trăng, bởi lúc thì phải ngắm trăng qua song cửa chật hẹp của nhà tù, lúc thì “việc quân đang bận”.
Xem thêm:
Dàn ý suy nghĩ của em về bài thơ Viếng Lăng Bác
Dàn ý nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác