Cảm nghĩ về bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Cùng nói về chủ đề nhớ quê hương, Lí Bạch trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh với giọng văn nhẹ nhàng mà thấm thía cho người đọc thấy tình cảm của người con thấy trăng mà nhớ về quê hương. Còn trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về của Hạ Tri Chương lại đem đến cho người đọc những cảm xúc, tình cảm mới mẻ, đặc sắc riêng.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về
• Các điểm cơ bản:
• Thơ chữ Hán, thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, cả hai bản dịch tiếng việt đểu thuộc thể thơ lục bát.
• Tâm sự của người sống xa quê lâu năm khi trở về quê cũ, lời thì hóm hỉnh mà ý ngậm ngùỊ, sâu sắc.
Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về
I. Cao niên hơn, nhưng là bạn vong niên, từng là bạn vong niên, từng gọi Lý Bạch là “Trích tiên ”(tiên bị đầy), Hạ Tri Chương cũng là nhà thơ nổi tiếng. Ông sinh năm 659, có tên tự là Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang). Trên 50 năm xa quê để học tập, thi đỗ tiến sĩ rồi làm quan ở kinh đô Tràng An, rất được vua Đường Huyền Tông tin dùng. Bởi vậy, vua có làm thơ đề tặng, cho các thái tử và các quan trong triều tiễn đưa khi chấp thuận cho ông về quê làm đạo sĩ. Ngẫu nhiên viết nhãn buổi mới về quê có lẽ được Hạ Tri Chương viết trong dịp này. Bài thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt lời thì hóm hỉnh, ý thì sâu sắc mang chút ngậm ngùi của người lâu năm mới trỏ về quê cũ.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về
II. Bài thơ được phiên âm:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hổi,
Hương âm vô cải, mân mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Bản dịch tiếng Việt của Trần Trọng San:
Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi: "Khách từ đâu đến làng”.
Câu khai, hình như đó là lời tâm sự chân thực của Hạ Tri Chương. Đọc lại trang đời của ông, người đọc nhận ra hai thời điểm quan trọng này. Thuở nhỏ đã rời khỏi quê làng đi học, sau đó là thi đỗ và ra làm quan. Trong khoảng thời gian dài ây, hình như Hạ Tri Chương chưa một lần trở lại làng xưa. Nay, tuổi già thì lại tìm về. “Lá rụng về cội”, nhà thơ đã chọn con đường giống ý nghĩa ấy của tục ngữ Việt Nam.
Câu thừa của bài thơ cũng là lời miêu tả, chân thực. Rời khỏi làng lúc tóc còn xanh, nay trở về làng thì “mân mao tồi - sương pha mái đầu”. Sự thay đổi ở cơ thể con người là điều bình thường theo quy luật tự nhiên, nhưng lạ lùng ở chỗ “hương âm vô cải - giọng quê không đổi ”. Mấy mươi năm trời hít thở không khí, uống nước,... ở kinh đô Tràng An thì cứ ngỡ rằng giọng nói cũng pha “mùi” đô thị. Nếu Lý Bạch nhìn thấy trăng mđi nhđ cô hương, nghĩa là có sự tác động của ngoại vật thì ở Hạ Tri Chương người đọc nhận ra quê hương nằm trong máu thịt của ông thể hiện hàng ngày giọng nói của người làng quê. Cái đáng quý, đáng yêu ỏ con người ấy chính là “hương âm vô cải”. Cả câu khai và câu thừa đều được dùng phép tiểu đối, gồm cả đôi (thiêu tiểu đối với lão đại, li đối với hồi...) và đối vế (hương âm vô cải đố đã làm nổi bật tâm trạng bồi hồi xúc động của người trở lại quê xưa. Tâm trạng ấy còn có cả nỗi băn khoăn về những gì sẽ đến.
Ở câu chuyển, Hạ Tri Chương đã cho biết sự việc ấy là:
Nhi đồng tương kiên, bất tương thức,
Mới bước chân vào làng thì gặp trẻ con. Và tất nhiên thấy ông già mà chúng chưa từng gặp như bao cụ già khác trong làng thì chúng "bất tương thức - không quen biết". Và hệ quả tất yếu tiếp theo ở câu hợp là:
Tiếu vấn : “Khách tòng hà xứ lai?”
Trẻ cười hỏi : “Khách từ đâu đến làng?” ấy là trẻ thân thiện dễ thương. Hình ảnh bên ngoài của hai câu thơ là thế. Nhưng ắt hẳn Hạ Tri Chương cũng vương chút ngậm ngùi vì lần trở lại quê nhà, trở về nơi chiôn nhau cắt rốn này lại ở vị trí của “khách” chứ không là chủ. Tính chất bi hài có trong giọng điệu của hai câu thơ là thế. Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về
III. Nhưng suy nghĩ, cảm nhận cho cùng thì bài thư chỉ ghi một sự việc “ngẫu nhiên”. Bất ngờ về làng, trở về làng, chưa gặp được ai, chưa biết người cùng Ịứa ai còn ai mất,... người gặp đầu tiên lại là “nhi đồng”. Cảnh thay đổi, người tứ tán, lớp trẻ thay thế lớp già... Tuy “xa mặt” nỉhưng Hạ
Tri Chương “không cách lòng”. Có điều, như người Việt Nam thường nói:
Con cháu chúa, nước non nhà,
Không đi không lại nên xa lạ lùng.
Có lẽ hiểu thế nên dù có chút ngậm ngùi nhưng Hạ Tri Chương vẫn đưa nụ cười ngây thơ của trẻ, lời văn hóm hỉnh của mình vào bài thơ.
Mong rằng bài viết Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về sẽ giúp các bạn có thêm nhiều điều bổ ích!