Đăng ký

Lý thuyết Chất rắn kết tinh chi tiết nhất

Chất rắn kết tinh chất rắn vô định hình là một phần kiến thức chương VII Chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể của chương trình Vật lý 10. Cunghocvui gửi tới các bạn bài tóm tắt chất rắn kết tinh chất rắn vô định hình chi tiết tiết nhất. Hy vọng tài liệu này sẽ có ích với các bạn!

A. Tóm tắt lý thuyết chất rắn kết tinh. Đặc điểm chất rắn kết tinh

1. Lý thuyết về chất rắn kết tinh. Định nghĩa chất rắn kết tinh

a, Khái niệm về cấu trúc tinh thể

Cấu trúc tinh thể mang những đặc điểm sau đây:

- Thành phần được tạo bởi các hạt như là nguyên tử, phân tử hoặc ion. Những hạt này có những đặc điểm sau:

+ Dưới tác dụng của những lực tương tác, các hạt tồn tại trong trạng thái liên kết một cách chặt chẽ với nhau.

+ Vị trí của các hạt: các hạt được sắp xếp theo một nguyên tắc hình học không gian nhất định có tên gọi là mạng tinh thể.

+ Các hạt luôn trong trạng thái dao động nhiệt ở các vị trí xung quanh vị trí cân bằng của nó.

- Quá trình hình thành, diễn biến nhanh hay chậm của tinh thế chi phối đến kích thước tinh thể của chúng. Trong đó, hai nhân tố là tốc độ kết tinh và kích thước tinh thể luôn tỉ lệ nghịch với nhau. Có nghĩa là nếu kích thước tinh thể càng lớn thì tinh thể có tốc độ kết tinh càng nhỏ và ngược lại, nếu kích thước tinh thể càng nhỏ thì tinh thể có tốc độ kết tinh càng lớn.

cấu trúc tinh thểcấu trúc tinh thểcấu trúc tinh thể

b, Khái niệm chất rắn kết tinh. Đặc tính chất rắn kết tinh

Các đặc điểm chất rắn kết tinh

- Chất rắn kết tinh là chất rắn có chứa cấu trúc tinh thể.

- Các chất rắn kết tinh được hợp thành từ một loại hạt giống nhau nhưng làm nên sự khác biệt giữa các chất là cấu trúc tinh thể. Cấu trúc tinh thể của một chất rắn chi phối đến tính chất vật lý làm cho mỗi chất rắn kết tinh mang một tính chất vật lý khác nhau. Vì vậy ta có thể phân biệt được các chất rắn kết tinh với nhau nhờ cấu trúc tinh thể của chúng.

Ví dụ: Kim cương và than chì

- Một cấu trúc tinh thể chỉ cho ra được một chất rắn kết tinh. Trong điều kiện là một áp suất cho trước, mỗi chất rắn kết tinh luôn có một nhiệt nóng chảy là không đổi (là một hằng số).

Ví dụ: Sắt có nhiệt độ nóng chảy là \(1530^0C\), thiếc có nhiệt độ nóng chảy là \(232^0C\)

- Phân loại: Chất rắn kết tinh được chia ra làm hai loại: 

+ Nếu chất rắn được cấu tạo từ một tinh thể thì được gọi là chất rắn đơn tinh thể. Những chất rắn thuộc nhóm này mang tính chất dị hướng. Một số chất thuộc loại chất rắn đơn tinh thể bao gồm muối, thạch anh, kim cương,... 

+ Nếu chất rắn được cấu tạo từ vô số tinh thể nhỏ liên kết với nhau không theo một trật tự nhất định thì được gọi là chất rắn đa tinh thể. Những chất rắn thuộc nhóm này mang tính đẳng hướng. Một số chất thuộc loại chất rắn đa tinh thể bao gồm như sắt, đồng,...

c, Ứng dụng của chất rắn kết tinh

- Với một số chất rắn đơn tinh thể:

+ SIlic và Germani thì được ứng dụng trong việc sản xuất ra các linh kiện bán dẫn.

+ Vì tính chất rất cứng nên kim cương được ứng dụng vào để sản xuất mũi khoan, dao cắt kính.

- Các kim loại và hợp kim được ứng dụng vào các ngành công nghệ như là sản xuất, luyện kim, chế tạo máy,....

ứng dụng của chất rắn kết tinh

B. Chất rắn vô định hình

- Các chất rắn không bao gồm cấu trúc tinh thể thì được gọi là chất rắn vô định hình. Trong chất rắn vô định hình, dạng hình học của chất là không xác định.

- Các đặc điểm, tính chất của chất rắn vô định hình:

+ Chất rắn vô định hình mang tính chất đẳng hướng

+ Trong chất rắn vô định hình, nhiệt độ nóng chảy là không xác định. Dưới tác dụng của nhiệt độ, chất rắn đang trong trạng thái cứng sẽ có xu hướng mềm ra và chuyển dần sang thể lỏng.

- Chú ý: Đường, lưu huỳnh,... có thể tồn tại ở cả hai dạng: dạng tinh thể hoặc dạng vô định hình.

- Ứng dụng của chất rắn vô định hình: Chất rắn vô định hình được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất của nhiều ngành nghề khác nhau. Ví dụ như: Thủy tinh để làm ra các đồ dùng trong gia đình, các loại nhựa, cao su được dùng để làm lốp xe, nệm cao su,....Bởi các chất rắn vô định hình có những đặc điểm rất quý như dễ tạo hình và không bị han gỉ. 

chất rắn vô định hình

C. Trắc nghiệm chất rắn kết tinh chất rắn vô định hình

Câu 1: Chọn nhận định đúng trong các nhận định sau đây:

A. Những chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể thì được gọi là chất rắn kết tinh.

B. Một trong những đặc điểm của chất rắn kết tinh là xác định được nhiệt độ nóng chảy và mang tính chất dị hướng

C. Một chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể có kích cỡ rất nhỏ gắn với nhau bằng một trật tự không xác định thì nó thuộc về chất rắn kết tinh.

D. Nếu một chất rắn mà nhiệt độ nóng chảy có thể xác định được thì chất rắn đó thuộc về loại chất rắn kết tinh.

Câu 2: So sánh chất rắn kết tinh chất rắn vô định hình, ta có:

A. Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh có đặc điểm khác nhau là những cấu tạo của một chất rắn kết tinh có dạng hình học có thể xác định được còn với chất rắn vô định hình thì không thể xác định được.

B. Ta đều có thể xác định được nhiệt độ nóng chảy của chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh.

C. Một trong những đặc điểm giống nhau của chất rắn kết tinh đa tinh thể và chất rắn vô định hình là chúng đều mang tính chất dị hướng.

D. Ta đều có thể xác định hình dạng của cả chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

Câu 3: Trong các tính chất sau đây, chất rắn kết tinh bao gồm những tính chất nào:

A. Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng, xác định được nhiệt độ nóng chảy và tồn tại cấu trúc mạng tinh thể.

B. Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng, tồn tại cấu trúc mạng tinh thể nhưng không thể xác định được nhiệt độ nóng chảy.

C. Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng, không thể xác định được nhiệt độ nóng chảy và không có cấu trúc mạng tinh thể.

D. Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng, xác định được nhiệt độ nóng chảy nhưng không tồn tại cấu trúc mạng tinh thể.

Câu 4: Trong các chất rắn sau đây, chất rắn nào thuộc loại chất rắn vô định hình:

A. Hợp kim                                                    B. Kim loại

C. Băng phiến                                               D. Thủy tinh

Câu 5: Cấu trúc tinh thể không tồn tại chất nào sau đây:

A. Hạt muối                                                   B. Cục than chì

C. Viên kim cương                                       D. Một bình thủy tinh

Câu 6: Chất rắn đơn tinh thể mang những tính chất nào sau đây:

A. Mang tính dị hướng và xác định được nhiệt độ nóng chảy.

B. Mang tính đẳng hướng và xác định được nhiệt độ nóng chảy.

C. Mang tính dị hướng nhưng không xác định được nhiệt độ nóng chảy.

D. Mang tính đẳng hướng nhưng không xác định được nhiệt độ nóng chảy.

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp số D A A D D A

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập sách giáo khoa bài 34: Chất rắn kết tinh chất rắn vô định hình

Với bài viết Sơ đồ tư duy chất rắn kết tinh, Cunghocvui đã đem lại cho các bạn những kiến thức chi tiết nhất. Nếu có đóng góp gì cho bài viết Chất rắn kết tinh, hãy để lại bình luận nhé!

shoppe