Phân tích Lượm
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tuỳ theo sức của mình. Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài thơ Lượm
Lượm
* Các điểm cơ bản
- Bài thơ thuộc thể loại thơ bốn chữ (tứ tự). Cùng như thơ năm chữ, thơ bốn chữ phù hợp với lối thơ tự sự trữ tình.
- Bài thơ kể về bé Lượm, một chú bé xứ Huế hồn nhiên, vui tính và năng nổ trong hoạt động liên lạc. Lượm đã dũng cảm hi sinh khi đang thi hành nhiệm vụ. Hình ảnh Lượm sống mãi với quê hương.
Soạn bài Lượm- Soạn văn lớp 6
Hình ảnh chú bé Lượm loắt choắt
I. Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 - 10 - 1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, mất năm 2002, tại Hà Nội. Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo, cả cha lẫn mẹ đều rất thích ca dao, dân ca nên từ thuở nhỏ Tô Hữu đã chịu ảnh hưởng nhiều từ hai tâm hồn ấy. Tố Hữu sớm mồ côi mẹ, học tiểu học ở Đà Nẵng, rồi Trung học ở trường Quốc Học (Huế).
Năm 1936, đang học ở Quốc Học, Tố Hữu bỏ học tham gia Đoàn thanh niên Cộng sản. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng. Năm 1939, bị bắt giam và đầy ải qua nhiều nhà lao. Tháng 3 - 1942, ông vượt ngục Đắc Lay ở Kontum, tìm ra Thanh Hóa...Cách mạng tháng Tám 1945, Tố Hữu là Chủ tịch ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế. Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
II.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau hàng Bè
Mở đấu bài thơ, Tố Hữu viết như thế, giới thiệu nơi chốn, thời gian và hoàn cảnh gặp nhau, phân định vai vế “chú, cháu" thân thương. Tiếp đến là hai khố thơ miêu tả vóc dáng và cử chỉ của Lượm.
Chủ bé loát choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cúi đầu nghênh nghễnh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Tám câu thơ có nhịp điệu như bước nhảy của chim chích chòe liến thoắng và vô tư khiến người đọc cảm mến và thương yêu biết chừng nào vóc dáng cùa người bạn ở đất Thừa Thiên. Cái vóc dáng “loắt choắt”, nho nhỏ với nước da ngăm đen có vẻ cứng cáp giữa cánh đồng quê hương qua bốn mùa mưa nắng như có sức lôi cuốn tình cảm của người đọc đến gần với Lượm. Mà đúng thật! Lượm nhí nhảnh, liến thoắng đến dễ thương\ Trước hết, Lượm “thích” làm duyên trong cách chọn cái “xắc”, cách đội cái mũ ở trên đầu. Lượm đội “lệch" đi một tí đế “cải đầu nghênh nghênh" có vế “oai” hơn. Lượm nhí nhảnh cả trong cách đi và hình như Lượm không hề có chút gì lo lắng, u sầu. Từ cách đi cho đến tiếng “huýt sáo”, ở Lượm toát ra vẻ tươi tỉnh, ngây thơ, trong sáng khiến nhà thơ so sánh cậu bé như con chim chích bay nhảy vô tư trên những con đường đầy nắng...
Hai khố thơ kê tiếp, nhà thơ miêu tả không khí của buổi gặp gỡ. Cũng với nhịp thơ ấy, Tô Hữu đã ghi lại tính hồn nhiên và vô tư của Lượm trong việc làm công tác liên lạc, ở đồn Mang Cá, đồn lính Pháp được bộ đội ta tiếp quán sau Cách mạng tháng Tám 1945 “thích hơn ở nhà". Sau nụ cười “híp mi", Lượm làm động tác như một chiến sĩ
“Thôi chào đồng chí!
Cháu đi xa dần.."
Vẫn là vai vế “cháu, chú"', nhưng ở khổ thơ này còn có thêm từ “đồng chí” vừa ngộ nghĩnh mà cũng vừa thân tình. Trong quan hệ đôi với “chú" thì “chú bé” có quan hệ xa, gần hơn thì xưng “cháu", còn “chú đồng chí nhỏ” thì gần gũi hơn, nặng tình hơn vì ngoài tuổi tác còn có quan hệ lí tưởng.
Sau phút chia tay đầy nụ cười ấy thì
“Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra"
Cháu thì mải mê đi liên lạc, còn chú thì ra Hà Nội, rồi lên chiến khu. Bẵng đi mấy năm, tới khi nghe "tin nhà" thì nhà thơ thốt lên:
“Ra thế
Lượm ơi!...”
Bốn từ cảm thán như tiếng thét đầy tiếc thương và uất nghẹn. Và theo dấu chấm lửng (...), Tố Hữu đã làm tiếp năm khố thơ miêư tả chuyến công tác cuối cùng, cảnh Lượm hi sinh đế giải thích cho hai từ “Ra thế”. “Như bao hôm nào”: Câu văn so sánh đế diễn tả công việc thường ngày. Lượm “đi liên lạc”. Làm công tác ấy thật là vất vả và nguy hiểm! Không vất vả, nhọc mệt sao được khi phải băng từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, phải băng từ xóm ruộng lên tới xóm đồi? Không hiểm nguy làm sao cho được vào những lúc Lượm phải: "Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo".
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Lượm
Hai câu thơ gợi hình và gợi thanh. Gợi hình ấy là kế lại hoạt động của Lượm. Gợi thanh ấy là đạn của quân Pháp bắn rát Thế nhưng vì công việc “thượng khẩn”, quan trọng và cấp bách nên Lượm đã cô “vụt qua..”. Ở hình ảnh nhanh nhẹn ấy người đọc nhận ra sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao của Lượm. Cứ tưởng rằngg Lượm đã vượt qua bão đạn, người đọc vẫn dõi theo hình ảnh
“Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ dòng dòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên dồng...”
Một chú bé đang tuổi lớn khôn đang “nhấp nhô trên dồng” mà nhưng bông lúa đang vào kì trổ hạt. Một chút không khí yên lành lan tỏa... thì
“Bỗng lòc chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú dồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!”
Hình ảnh “lòe chớp đỏ” kia có từ hành vi của giặc, thế hiện sức mạnh của quyền lực xâm lược, của sự chết. Và “một dòng máu tươi” kia là kết quả của hành vi xâm lược muốn triệt tiêu sự sống của Lượm, của những người yêu nước thương nòi. Nhà thơ đau đớn viết rõ thêm
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Và... hình ảnh thăng hoa cuối cùng ấy của Lượm đã làm người đọc ngậm ngùi ứa nước mắt. Sau loạt đạn của quân giặc, Lượm ngã nhào trên lúa, nhưng: "Tay nắm chặt bông" Tại sao trước khi chết Lượm có cử chỉ ấy? Có phải Lượm tiếc nuối diều gì? Đau đớn lắm, phải không Lượm khi nghĩ đến công việc chưa hoàn thành, nghỉ đến cha mẹ, anh chị em. Rồi nhà thơ tự hỏi: “Lượm ơi, còn không?” Một khổ thơ đọng lại trong chỉ một câu ấy như một câu hỏi xoáy sâu vào tâm tư người đọc. Trả lời cho câu hỏi ấy là hai khổ thơ mở đầu bài thơ. Mở và khép bài thơ cũng là hai khổ thơ ấy. Cái khéo cúa tác giả, ý nghĩa của câu trả lời cách mở bài và kết luận ấy, có nghĩa là Lượm ngây thơ, nhí nhảnh và hồn nhiên, Lượm yêu nước và dũng cảm vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
III. Với nội dung và cách thế hiện như đã phân tích, Lượm là một bài thơ hay làm phong phú thêm đề tài viết về những anh hùng cách mạng trong gia tài thơ của Tố Hữu. Cảm ơn nhà thơ đã ghi lại một hình ảnh đáng yêu, đáng khâm phục: Một hình ảnh trở thành tấm gương sáng cho tuổi nhỏ của em học tập dù đất nước không còn chiến tranh.
Mong rằng bài viết Lượm của nhà thơ Tố Hữu sẽ giúp ích cho các bạn trong kì thi này!