Soạn bài Lượm- Soạn văn lớp 6
Câu 1: Bài thơ Lượm của Tố Hữu kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự kể ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.
* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -> Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi
Câu 2: Hình ảnh Lượm trong trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm dã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?
Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ
Đó là một chú bé còn rất nhỏ nhưng đã mang trang phục của bộ đội kháng
chiến nên nhìn rất ngộ nghĩnh, đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh...
Ca lô đội lệch
Chú thật nhanh nhẹn và luôn hồn nhiên, yêu đời:
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
... Mồm huýt sáo vạng
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Cách nói năng của chú cũng rất hồ hởi vui tươi:
- Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
... Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
- Thôi chào đồng chí!
Tất cả những nết hồn nhiên, nhanh nhẹn, vui từơi, yêu đời... ở Lượm mà là rất đáng yêu.
Các yếu tố nghệ thuật như từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoản thoắt, nghênh nghênh; các vần cách: choắt - thoắt, xinh - nghênh, vang - vàng, à - nhà, mí - chí, quân - dần và nhịp điệu ngắn, nhanh thường là nhịp hai của câu thơ bốn tiếng đã phối hợp làm nổi bật lên những nét dáng yêu của Lượm.
3. Nhà thơ đã hình dung và miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh
của Lượm như sau:
Ra thế
Lượm ơi...
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháụ nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Không sợ súng đạn kẻ thù, Lượm dung cảm băng qua mặt trận để làm nhiệm vụ liên lạc của mình. Một viên đạn dịch đã bắn trúng em. Lượm đã ngã xuống như bao nhiêu chiến sĩ khác đã hi sinh trong cuộc kháng chiên trường kì gian khổ đánh giặc cứu nước của chúng ta.
Hình ảnh Lượm ngã xuống cánh đồng lúa thơm gợi cho ta niềm thương cảm và mến phục. Lượm ngã xuống tay còn nắm chặt những bông lúa như không muốn rời bỏ cảnh vật của quê hương. Hồn em còn bay giữa đồng, hòa quyện vào mùi lúa thơm như sữa. Em còn mãi mãi gắn bó với quê hương cũng như quê hương còn mãi mãi nhớ tới em.
Câu 4: Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.
Cách gọi luôn thay đổi này thể hiện môi quan hệ rất thân thiết giữa tác giả và em Lượm, đồng thời nó nói lên lòng yêu quí, mến trọng của tác giả đối với Lượm, mật đồng chí còn rất non tuổi đời đã hắng hái tham gia công việc khắng chiến đánh giặc cứu nước.
Câu 5: “Lượm à, còn không?", câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
Sự lặp lại hau khổ thơ này ở cuối bài là có ý muốn nói: chúng ta có mất mát hi sinh trong chiến đấu, chúng ta có xót đau, thương tiếc nhưng chúng ta vẫn vững vàng đi trên con đường đấu trnah giải phóng dân tộc của mình và hình ảnh của em Lượm sẽ còn sống mãi trong sự nghiệp đấu tranh của chúng ta, sẽ còn sống mãi với quê hương, đất nước.