Đăng ký

Làng

1,271 từ

Làng là một trong những đứa con tiêu biểu của nhà văn Kim Lân. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu bài Làng

 Tóm tắt bài Làng

 Tóm tắt bài Làng

Làng

>>> Xem thêm:  Soạn bài Làng ngữ văn 9

Bài văn 1

 Truyện ngắn Làng của Kim Lân được sáng tác năm 1948 kể về những năm đầu của cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go.

  Truyện xoay quanh nhân vật ông Hai là một lão nông dân cần cù, chất phát, một người yêu làng, yêu nước buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới nhưng trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình. Di tản đến vùng khác sống nhưng trong lòng không nguôi nỗi nhớ làng, luôn thoe dõi thông tin, tin tức của làng, đi đâu ông cũng hãnh diện khoe về cái làng chợ Dầu của ông. 

  Bỗng một ngày, ông nghe tin dữ là dân làng chợ Dầu theo Tây, trở thành Việt gian cho giặc, ông vô cùng xẩu hổ, tủi nhục, cảm tahays hụt hẫng, nhục nhã đến nỗi ông không dám ra khỏi nhà mấy ngày liền. Suốt ngày ông chỉ dám quanh quẩn ở nhà, tệ hơn khi chủ nhà đuổi cả gia đình ông không cho ở nữa vì ông là người ở làng Việt gian, điều đó làm ông bế tắc hơn bao giờ hết. Hằng ngày, ông chỉ biết ngồi nói chuyện, chia sẻ với đứa con trai nhưng trong sâu thẳm đó là lời ông tự nói với chính mình: "Phải theo kháng chiến, theo cụ Hồ chứ không thoe bọn giặc hai nước, còn làng theo giặc thì phải thù làng". 

  Sau đó, khi nghe được tin cải chính làng chợ Dầu không hề theo Tây mà vẫn chiến đấu theo cụ Hồ, theo cách mạng, lòng ông phơi phới, vui mừng trở lại. Ông đi khoe với mọi người nhà ông bị tây đốt sạch, cả làng chợ Dầu bị đốt sạch, đốt hết trong niềm vui, bởi vì làng vẫn theo cách mạng, yêu nước. Đó chính là tình yêu quê hương đất nước của những con người yêu nước chân chính. 

  Qua nhân vật ông Hai, tác giả đã đề cao tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến của những người nông dân.

Bài văn 2

   Truyện Làng là một sáng tác độc đáo của nhà văn Kim Lân. Truyện kể về nhân vật ông Hai là người làng chợ Dầu.

  Trong khoảng thời gian chống Pháp, ông Hai và gia đình phải di cư đi nơi khác. Dù ở nơi khác những lòng ông không phút giây nào nguôi đi nỗi nhớ Làng, ông luôn theo dõi những tin tức về làng chợ Dầu.

  Vào một hôm khi ra phòng thông tin để nghe tin tức thì ông nghe được tin từ một người đàn bà di cư nói làng chợ Dầu theo giặc. Ông đau khổi, xấu hổi, tủi nhục vô cùng, ông không dám đi đâu, không dám gặp ai từ khi nghe tin ngôi làng mà ông lúc nào cũng tự hào khoe với mọi người nay lại là Việt gian theo tây. Quanh quẩn ở nhà ông cũng chỉ biết ngồi nói chuyện với thằng con trai út cho vơi đi nỗi buồn tủi.

  Sau vài ngày, ông nhận được tin cải chính rằng làng chợ Dậu không theo giặc mà vẫn tham gia kháng chiến, chiến đấu, làng vẫn theo cách mạng, khỏi phải nói ông đã vui thế nào, gương mặt rạng rỡ hơn hẳn. Dù nhà ông bị đốt sạch, cả làng bị đốt mà lòng ông vui phơi phới vì làng chợ Dầu không phải là làng Việt gian, ông càng thêm tự hào về ngôi làng của mình.

 

Mong rằng bài tóm tắt Làng của Kim Lân sẽ giúp ích cho các bạn!