Hướng dẫn học về tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân
Truyện "Làng" được Kim Lân viết trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, lần đầu được ra mắt bạn đọc trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Truyện nói về nỗi lòng nhớ làng Dầu của ông Hai đi tản cư, qua đó ca ngợi tình .yêu quê hương đất nước và nhiệt tình tham gia kháng chiến chống Pháp của người nông dân Việt Nam. Hãy tìm hiểu truyện ngắn qua bài phân tích dưới đây
Làng
I. - Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh, tạo ra một thế đứng chính nghĩa đối lập với âm mưu thống trị và phi nghĩa của giặc Pháp cùng bọn tay sai. Sức sống và âm vang của cuộc cách mạng truyền rộng khắp quê hương và cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ lực lượng cách mạng đã mau chóng khơi dậy và chuyển hóa cả một đân tộc... Trong bối cảnh đó, nhà văn Kim Lân đã viết truyện ngắn “Làng” như một biểu tượng về bức tranh rộng lơn nêu trên.
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện Làng
II. - Nhà văn kể cho chúng ta về cảnh đời của ông Hai, một nông dân ở làng Chợ Dầu cùng với vợ con tản cư sang ở tạm làng bên Vi giặc Pháp liền vào làng ông, bao vây, càn quét, khủng bố. Từ ngày ở nơi tạm cư, vừa phần không có việc gì ra hồn cho ông lấm, vừa phần vì nhớ làng, nhớ anh em du kích còn ở làng nên ông Hai rất bực bội. Ông thường hạy chạy sang nhà bác Thứ bên cạnh để nói chuyện cho khuây khỏa. Hết chuyện thời sự đâu đâu mà ông nghe được, lại đến chuyện làng của ông bởi ông vốn hay khoe cái làng từ xưa và ông cứ ân hận vì vợ, vì con mà không được ở lại làng chiến đâu cùng anh em du kích. Chuyện trò rồi đi vỡ đất, nhưng ông Hai như chẳng lúc nào quên được làng và nôn nóng ngóng tin kháng chiến khắp nơi. Ông đến cả văn phòng thông tin nghe đọc báo. Rồi nghe tin dọc đường đồn rằng làng Chợ Dầu theo giặc khiến ông Hai buồn đau tủi nhục vô cùng, về nơi ở tạm, ông vật vã đau xót. Nhưng rồi tin ấy được cải chính, ông Hai sung sướng như được rửa nhục và ông lại tiếp tục say sưa kể bao nhiêu chuyện về cái làng Chợ Dầu thân yêu của ông.
Câu chuyện chí diễn ra ít ngày ở nơi tạm cư xoay quanh hình ảnh ông Hai cùng bà vợ, đứa con và mụ chủ nhà cùng đôi ba nhân vật khác gắn liền với âm vang dân làng, cũng như tin tức kháng chiến nơi nơi vọng về. Nhưng tất cả câu chuyện lại có sức khơi mơ một bức tranh sinh động đầy sức lôi cuốn và giàu ý nghĩa thú vị...
Từ không gian chật hẹp chung đụng như tù túng ở nơi tạm cư của gia đình ông Hai, tác giả đã tuần tự kể rất tự nhiên về các tình huống khi mà ông Hai bung ra ngoài đi tới, đi lui, đi đây đi đó bộc lộ tám lình, tính cách một nông dân.
Trang văn có chất dí dỏm và tạo những giây phút xúc động. Làm sao không mĩm cười khi mà ông Hai vốn chỉ quen cày cuốc già nửa đời người nơi gốc tre bờ ruộng, tầm hiểu biết chính trị lõm bõm vụn vặt, ấy thế mà ông chuyện trò với bác hàng xóm toàn là những tin thời sự liên quan đến vận mệnh cả nước "... Này Đác-giang-li-ơ nó lại về Pháp đấy nhá! Hừ, chơi vào! Còn là đi đi, về về! ...", hoặc "'Báo Cứu quốc hôm nay nghe sướng quá. Cụ Hồ dôi đáp vài cúc nhà háo ngoại quốc dâu vào dây. Cứng rắn mà lại mềm mòng lắm. Cụ bảo rằng thì là dân ta chỉ muốn độc lập và thống nhất thôi, không thì dân ta đánh đến cùng. Thật đấy, chuyến này không được độc lập vì thống nhất thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục. Mà có khi nào mình không muốn thống nhất độc lập hở bác?". Rồi ông miên man nói sang cả chuyện chính trị quân sự nữa "Ta bố trí nó thế này, ta bố trí nó thê kia. Ta chính trị nó thế này, ta chính trị nó thê kia. Rất trơn tru thành thạo mà chẳng ra đâu vào đâu cả". Và người đọc cười xòa trơi’, cái ngộ nghĩnh của ông lão khi ông giải thích tài nói huyên náo của ông. Đó là lúc ông "kéo dài một bên ria mép ra, tủm tỉm: - học lởm cả đấy thôi bác ạ... Chả là tôi cũng là phụ lão cứu quốc
Tóm tắt truyện Làng của Kim Lân
Và cũng thật tếu táo sống động khi tác giả để cho ông Hai bộc lộ lời nói dân dã bình dị tự nhiên khi cao hứng khoe lấy, khoe để cái làng của ông khi xưa "... Chết... Chết lắm lắm là của... Cái tượng đá này ông Hoàn Thạch Công đánh rơi giày. Những người bằng sứ kia là bát tiên quá hải... kìa là máy thu lôi. Khiếp lắm. sấm sét là thu tất cả vào trong ấy". Nhưng bây giờ khi Cách mạng bùng lên, ông Hai lại say sưa khoe làng nhưng khác hẳn: "Ông khoe những ngày khởi nghĩa rồn rập ở làng, mà ông gia nhập phong trào từ thời kì còn bóng tối. Những buổi tập quân sự. Cả giâi phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai..." ... Thú vị hơn cả là sau khi thoát cái bực bội trước tính tình keo kiệt, soi bói, đỏng đảnh cùa mụ chủ nhà bằng cách ra ngoài cho khuây khỏa, ông Hai lại tới phòng thông tin. Dù có qua khóa bình dân học vụ xóa mù chữ nhưng ông Hai vần lõm bõm đọc câu được, câu chăng. Cho nên ông "cứ đứng vờ vờ xem tranh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm". Ông Hai "ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy". Nhưng hôm ấy nỗi khát khao nghe nhít của ông Hai được đáp ứng ngay vì "vớ được anh dân quân dọc rất to, dõng dạc, rành rọt từng tiếng một. Cỡ chừng anh ta cũng mới học, đánh vần dược chữ nào anh ta đọc luôn chữ ấy..." thế là ông Hai vớ được "bao nhiêu là tin hay": Tin một em nhỏ nằm trong lòng địch xung phong mạo hiểm cắm cờ Cách mạng lên tháp Rùa, tin một anh trung đội trưởng giết bây tên giặc rồi tự sát, hay đội nữ du kích Trưng Trắc bắt sống tên quan hai... Và còn bao nhiêu tin chiến đấu của du kích quân, chiến sĩ Cách mạng trên khắp các mặt trận khiến ông Hai vô cùng tự hào "Khiếp thật, linh những người tài giỏi cả", "làm gì mà thằng Tây không bước sớm..."
Tiếp đến, cao điểm của câu chuyện là ông Hai đau buồn, tủi nhục trước tin đồn đại cái làng Chợ Dầu của ông đã dầu hàng, đi theo giặc. Bố con ông ôm nhau khóc mà ông vẫn khát khao hướng về Cách mạng “... ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhí..." và tâm hồn vẫn mong mỏi thầm kín chân thành: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông...", "Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bố con ông"...Những tình huống và sự việc cụ thể, sống động vừa được điểm qua đó đã mở ra một hiện thực giàu ý nghĩa của những năm tháng không thể nào quên: Trong những tháng năm đầu của Cách mạng tháng Tám thành công, rồi tiếp ngay là tháng năm tiến hành sự nghiệp toàn quốc kháng chiến, âm vang và sức sống của cách mạng, của hình ảnh Bác Hồ đã bắt rễ ngay vào cuộc sống nơi lũy tre, bờ ruộng thôn quê, tạo ra chuyển biến và dây lên được cảm hứng đầy tin yêu nơi những tâm hồn mộc mạc, chân chất, vốn sẵn tấm lòng gắn bó lâu đời với làng xóm, quê hương... Những hình ảnh người dân rời làng khi giặc tới, tạm thời phân tán đi tạm cư nơi này, nơi khác, chỉ còn lại du kích chiến đâu, cũng như tin tức nổi dậy khắp nơi lan truyền như dồn về trong các tình huống để rồi gợi lên bao háo hức, nôn nóng, tự hào... Rồi cả tin buồn đồn đại làng bó kháng chiến đi theo giặc, làm đọng lại trong lòng người đọc bao đau xót, trăn trở. Và cuối cùng bất ngờ cái tin làng theo Tây, theo giặc được cải chính, cái danh dự làng được phục hồi ở phần cuối câu chuyện, cùng niềm vui của bao tâm hồn, tất cả như làm rộn rã trang văn, làm tỏ rõ thêm hiện thực một thời khi mà sức sống của chính nghĩa cách mạng, của lí tường độc lập, tụ do nằm sâu được trong lòng dân tộc...
Trong ý nghĩa đó, chúng ta hiểu vì sao trên đường tản cư, chạy giặc, hình ảnh người đàn bà vừa cho con bú, vừa giận dữ văng tục trước tin có kẻ bám gót quân thù: "Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt giai, bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!". Và chúng ta càng thú vị khi hiểu vì sao nhân vật mụ chủ nhà trong truyện tưởng như thật dáng ghét, tưởng như mụ chẳng chút tình nghĩa gì với đồng bào, với cuộc kháng chiến, nhưng cuối cùng mụ lại sáng rõ khuôn mặt, hòa chung niềm vui với ông Hai "Mụ giương tròn cá hai mắt mà reo: A! Thế chứ! thế mờ tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấy... Thôi, bây giờ thì ông bà lại cứ ở tự nhiên ai bao sao. Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu... Mụ cười khi khì...". Đó phải chăng là cái mẫu số chung của từng tâm hồn cụ thể, làm nên sức mạnh yêu làng, yêu nước, nơi toàn thể nhân dân...
Cứ thế, nghệ thuật xây dựng cốt truyện của nhà văn Kim Lân đã có một vẻ đẹp truyền lạn được cảm xúc và ý nghĩa sâu đậm. Các tình huống như tự nhiên bước ra từ cuộc sống thực đời thường dân dã nhung lại giàu sức biểu hiện cho một giai đoạn giao thời. Phối hợp các tình huống sống dộng trong truyện, trang văn của Kim Lân đã để lại dấu ấn sâu đậm cho chúng ta về niềm say sưa yêu làng, yêu nước của những tâm hồn chất phác khi mà cao trào cách mạng và cuộc kháng chiến đang thấm vào từng mạch sống của quê hương. Bức tranh của truyện trở thành một hình tượng giàu tính lãng mạn trong một thời toàn dân chiến đấu và cuộc sống mỗi người như hòa làm một nơi lí tưởng cứu nước, cứu nhà, cứu làng xóm thân yêu.
Nơi những trang văn, cái sống động, đặc sắc của cốt truyện "Lủng" cũng đã dẫn theo hình tượng nhân vật mà người đọc không thể nào quên. Đó là hình ảnh ông Hai. Từ các tình huống của hoàn cảnh, người đọc chúng ta như cảm nhận được tính cách mãnh liệt và say sưa cửa một nông dân đôn hậu, chát phác giữa một thời trọng đại của đất nước.
Cũng như bao người dân Việt, từ ngàn đời gắn bó với bờ ruộng, lũy tre, với họ hàng, làng nước, ông Hai như tiếp nối cái tình cảm truyền thống không thể mờ phai, đó là cái tình làng nghĩa xóm nơi mà ông sinh trưởng và lớn lên. Và ông đã yêu cái làng chợ Dầu của ông hơn ai hết. Yêu đến độ lúc nào cũng chí muốn khoe làng cho người khác thán phục. Ông chọn một sự vật cụ thể là “cái sinh phần" lăng mộ của viên tổng đốc để khoe, ông xuýt xoa mô tả từng chi tiết và có khách đến chơi là “dắt ra xem làng cho kì được", rồi tán tụng đến khi khách phải kinh ngạc và ông Hai thì thày “hả hê cả lòng" tương “thấy cái làng ấy một phẩn như có ông". Thế nhưng thời thế biên chuyển, cuộc Tổng khơi nghĩa Cách mạng tháng Tám nổ ra với những tư tưởng mới thấm dần vào từng tâm hồn, từng hoạt động cách mạng ớ xóm thôn khiến ông Hai cũng đổi thay nếp nghĩ.
Ông gia nhập “phong trào" khi còn “bóng tối". Ông tham dự “qua khóa bình dân học vụ"... dù chưa đánh giói bằng ai, nhưng có lẽ nhẽ đó mà ông Hai biết đặt tình yêu vào đúng chỗ,đúng nơi. Và ông đã nhận ra “cái sinh phần", cái lăng mộ kia chí là vết tích của một thời đê quốc Pháp và quan lại phong kiến tay sai làm khổ ông, “làm khổ bao nhiêu người làng này nữa"... Gia nhập kháng chiến, nhận rõ kẻ thù, nhìn thấy, nghe thấy cũng đổi thay cụ thể, khi cách mạng bùng lên... tâm hồn vốn yêu làng nước của ông Hai lại đầy cảm hứng dàng trào! Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển hoạt động. Và “bây giờ khoe làng, ồng lão lại khoe khác. Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập... làng của ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng siia rộng rãi nhất vùng... Những buổi tập quân sự... phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập..." Rõ ràng cảm hứng yêu làng giờ đây như gắn liền với tâm hồn say sưa cùng cao trào khơi nghĩa rộng lan. Trong ý nghĩa đó, người đọc chúng ta càng thấy thú vị khi ông Hai bàn chuyện làng, chuyện nước bằng thứ ngôn ngữ nửa quê, nửa tỉnh một cách hồn nhiên, têu táo “Ta chính trị nó thế này, ta chính trị nó thế khác. Rất trơn tru, rất thành thạo mà chẳng dâu vào đâu cả". Từ đó, trang văn biểu hiện được tính cách tâm hồn ông Hai giơ đây lúc hân hoan, háo hức, tự hào, lúc buồn tủi xót đau, lúc sảng khoái dâng trào đều khởi đi từ nhịp sống nơi ông gắn liền với chuyện làng, chuyện nươc cùng cuộc kháng chiến sôi động ngày đêm dội về.
III. - Tóm lại, từ những phân tích phác lược nêu trên về nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn “Làng”, người đọc chúng ta có thể bước đầu cảm nhận được giá trị ngòi bút viết truyện của nhà văn Kim Lân. Chỉ với một truyện ngắn, tình tiết cùng nhân vật không nhiều nhưng cách phối hợp miêu tả, kể chuyện, xây dựng các tình huống, xảy dựng ngôn ngữ hành động nhân vật một cách sống động, chân thật, tự nhiên mang đậm nét điển hình... giàu sức khơi gợi, truyền cảm, trang truyện của nhà văn đã phản ánh được sâu sắc hiện thực một thời khi mà những người nông dân vốn yêu làng, yêu nước, bộc lộ những chuyển biến tâm hồn cùng hành động trong niềm tự hào, niềm khao khát đến với cách mạng, tham gia cách mạng, làm chủ lấy vận mệnh để chiến đấu giành lại nền độc lập cho quê hương.