Đăng ký

Khái quát về nội dung và hình thức của văn bản văn học

3,122 từ

A. KIẾN THỨC CĂN BẢN
1.            Khái niệm nội dung của văn bản văn học
-              Là phạm vi hiện thực được nhà văn nắm bắt, thể hiện trong tác phẩm.
-              Nội dung của văn bản văn học thường bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.
2.            Khái niệm hình thức của văn bản văn học.
-              Là các phương tiện, cách thức, biện pháp,... thể hiện nội dung của tác phẩm.
-              Hình thức thường bao gồm: ngôn từ, kết cấu và thể loại.
3.            Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
-              Không thể tách biệt nội dung với hình thức hoặc ngược lại trong văn bản văn học. Nội dung bao giờ cũng là nội dung của một hình thức nào đó và hình thức thì bao giờ cũng là hình thức của một nội dung nhất định.
-              Đây là mối quan hệ xuyên thấu, thống nhất hữu cơ với nhau.
-              Trong nghiên cứu văn học chúng ta phải phân chia nội dung, hình thức:
+ Để có thể thâm nhập sâu vào các lớp văn bản.
+ Để hiểu dần mối quan hệ của nhà văn với hiện thực cuộc sống.
+ Để tập trung nghiên cứu chuyên sâu về một phương diện nào đó của văn bản như nội dung tư tưởng, nhân vật hoặc ngôn từ của văn bản.
4.            Khái niệm đề tài
-              Là phạm vi đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, lí giải và tái hiện trong tác phẩm.
-              Ví dụ: đề tài của truyện cổ tích Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu.
5.            Khái niệm chủ đề
-              Chủ đề là vấn đề cơ bản được tác giả đưa ra trong tác phẩm.
-              Chủ đề cho thấy đối tượng quan tâm chính và chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
-              Ví dụ: chủ đề của bài thơ Sông núi nước Nam là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền của người Việt Nam với đất nước.
6.            Các loại chủ đề trong một tác phẩm
-              Thông thường trong tác phẩm người ta chia ra chủ đề chính và chủ đề phụ. Có thể có nhiều chủ đề chính và chủ đề phụ.
Chủ đề chính là trọng tâm nhà văn hướng đến trong văn bản, thể hiện nội dung tư tưởng của văn bản.
-              Chu dề phụ nhàm tô đám, bổ sung cho chú dề chính.
-              Ví dụ: 
+ Chủ đề chính trong Tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn địa chủ cường hào.
+ Chủ đề phụ có thể kể là: nỗi đau xót trong gia đình chị Đậu khi phải bán con; sự can dám, quyết liệt của chị Đậu,...
-              Đối với những văn bản có qui mô nhỏ như thơ tuyệt cú. ca dao,... thì đề tài có thể trùng với chủ đề.
7.            Khái niệm tư tưởng của văn bản
-              Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu.
-              Là sự nhận thức, trao đổi và truyền đạt suy nghĩ của tác giả về cuộc đời.
-              Tư tưởng bao giờ cũng là linh hồn của tác phẩm. Nó tác động đến mọi khía cạnh nội dung và hình thức của tác phẩm.
-              Ví dụ: Trong Uy-lít-xơ trở về, tư tưởng của văn bản là ngợi ca lòng chung thủy, đề cao giá trị đạo đức, trí tuệ của con người.
8.            Thế nào là cảm hứng nghệ thuật?
-              Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, cảm hứng nghệ thuật quyết định đến sự hấp dẫn, sinh động của tác phẩm.
-              Là trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện nhuần nhuyễn với nội dung, sắc thái hình tượng, chi tiết,... trong tác phẩm.
-              Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm được gửi ‘gắm trong tác phẩm.
-              Ví dụ: Cảm hứng trong Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên là ca ngợi lòng dũng cảm của Tử Văn và phẫn nộ trước sự độc ác, dối trá của linh hồn tên tướng: giặc họ Thôi.
9. Khái niệm ngôn từ
-              Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học, không có ngôn từ ta không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu văn bản.
-              Ngôn từ hiện diện trong câu, trong hình ảnh, trong giọng điệu của văn bản.
-              Ngêm từ trong tác phẩm bao giờ cũng mang đậm dấu ấn của tác giả.
-              Ví dụ: Ngôn từ hiện đại, đầy cách tân trong thơ Xuân Diệu:
+ Hơn một loài hoa đã rụng cành.
+ Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá...
Ngón từ mộc mạc, trữ tình, kể lể trong thơ Nguyễn Bính:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn.
+ Anh đi đó, anh về đâu
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm.
10. Kết cấu là gì?
-              Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh hướng đến một nội dung, ý nghĩa nào đó.
-              Có nhiều kiểu kết cấu:
+ Kết cấu hoành tráng sử thi.
+ Kết cấu bất ngờ của truyện trinh thám.
+ Kết cấu căng thẳng gay cấn, hồi hộp của kịch...
-              Ví dụ: Nhằm tập trung khắc họa Chí Phèo là con người lưu manh tha hóa, khao khát được trở về sống cuộc đời lương thiện, Nam Cao mở đầu Chí Phèo bằng việc miêu tả Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” rồi sau đó cho Chí Phèo gặp Thị Nở...
11.          Khái niệm thể loại văn học
-              Là những qui tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản mang chất thơ, chất tiểu thuyết và chất kịch.
-              Thể loại thường được cải biến, đổi mới theo thời gian và tùy thuộc vào tài nghệ của từng tác giả. Chẳng hạn truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn thì đơn giản về nghệ thuật hơn là Chí Phèo của Nam Cao.
12.          Các chức năng chủ yếu của văn học
-              Có bốn chức năng chính: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ và chức năng giao tiếp.
13.          Có thể có một tác phẩm nổi tiếng (Truyện Kiều chẳng hạn) mà không có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức không? Vì sao?
-              Không có tác phẩm nổi tiếng nào mà không có sự hài hòa giữa nội dung và hình thức.
-              Bởi lẽ sự thành công và hấp dẫn của bất kì một tác phẩm nào bao giờ cũng được đật trên cơ sở của sự cân đối, hài hòa thống nhất giữa nội dung và hình thức. Tuy nội dung mang tính quyết định nhưng nếu hình thức không lột tả được nội dung đó thì tác phẩm sẽ không khiến người đọc hứng thú để theo dõi câu chuyện hoặc cảm xúc của bài thơ...
14.          Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học
-              Đó là mối quan hệ khăng khít và biện chứng.
-              Tư tưởng là gốc của cảm hứng. Cảm hứng bao giờ cũng được hình thành nên từ một cơ sở tư tưởng nhất định. Chẳng hạn dưới ánh sáng tư tưởng yêu thương người phụ nữ tài hoa gặp nhiều truân chuyên, trắc trở thì cảm hứng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều sẽ là nỗi xót xa cho thân phận Thúy Kiều và nỗi phẫn nộ, lên án những thế lực gây nên nỗi đau khổ đó.
-              Nêu không có cảm hứng thỉ tư tưởng không thể nào được thể hiện một cách thuyết phục trong tác phẩm. Vì tư tưởng bao giờ cũng được gửi gắm qua hình tượng mà hình tượng có sống động có sức hấp dẫn không thì phải nhờ cảm hứng.

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.            So sánh hai đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng
-              Đề tài của Tắt đèn hướng về nỗi khổ đau, đày đọa của người phụ nữ lao động trong xã hội thực dân nửa phong kiến về vấn đề sưu cao thuế nặng.
-              Đề tài cứa Bước đường cùng viết về sự bần cùng hóa của người đàn ông lao động trong xã hội cữ vì nạn chiếm đoạt ruộng đất nông dàn của địa chủ và sự phản kháng manh động của họ.
2.            Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và quà ở trang 130, SGK Ngữ văn 10, tập 2.
-              Nỗi vất vả nhọc nhằn của người mẹ khi chăm sóc giàn bầu, bí...
-              Nhà thơ ví mình như một loại quả người mẹ gieo trồng và ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng với sự kì vọng của mẹ.