Đăng ký

Soạn bài Tổng kết về từ vựng ( tiếp ) trang 146 - Soạn văn lớp 9

1,239 từ Soạn bài

V. TỪ TƯỢNG THANH VÀ TƯỢNG HÌNH 

Bài tập 1

Học sinh tự ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình dã học ở các lớp dưới.

Bài tập 2

Những loài vật có tên gọi là từ tượng thanh mèo, bò, tắc kè, (chim)cu.

Bài tập 3

Những từ tượng hình là lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ. Những từ này có tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.

 

VI. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG 

Bài tập 1 :

Học sinh tự Ôn lại các khái niệm:

- Ẩn dụ                                                    - So sánh

- Nói giảm                                               - Hoán dụ

- Điệp ngữ                                              - Nói tránh

- Nhân hóa

- Nói quá

- Chơi chữ

Bài tập 2

Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc

đáo cửa một số câu thơ trong Truyện Kiều.

a ) Ẩn dụ: hoa, cánh chỉ Thúy Kiều và cuộc đời nàng, cây, lá chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sông của họ. Ý nói Kiều bán mình để cứu gia định.

b) So sánh: so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiêng suôi, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.

c) Nói quá: Thúy Kiều đẹp đến mức Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Không chỉ đẹp, Kiều còn có tài Một hai nghiêng nước, nghiêng thành/Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Nhờ biện pháp nói quá, tác giả đã thể hiện đầy ấn tượng một Thúy kiều tài sắc vẹn toàn.

d) Nói quá: Gác Quan Âm khi Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh rất gần với phòng của Thúc Sinh. Tuy cùng  trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. Nhờ cách nói quá, tác giả, cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và chàng Thúc.

e) Chơi chữ: tài và tai.

♦ Bài tập 3

Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc

đáo trong các câu thơ, đoạn văn.

a)    Điệp ngữ: còn, từ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là say đắm vì tình. Một cách nói mãnh liệt mà kín đáo.

b)   Nhân hóa: nhàn, ngắm. Ánh trăng được nhân hóa thành người bạn tri âm, tri kỉ. Nhờ đó thiên nhiên trở nên sống động hơn, có hồn và gắn bó với con người hơn.

c)   Ẩn dụ tu từ : Từ mặt trời trong câu 2 chỉ em bé trên lưng mẹ. An dụ này thể hiện sự gắn bó giữa đứa con với mẹ: đó là nguồn sông, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.

d)   So sánh tu từ: hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người (anh và em) hai miền đất (Nam và Bắc) hai hướng (Đông và Tây) của một dải rừng, gắn bó keo sơn không gì cắt chia được.

e) Ẩn dụ tu từ: Sợi dây đàn để chỉ tâm hồn rất nhạy cảm, dẻ rung động trước cuộc sống.

g) Điệp từ ngữ và nhân hóa: Những từ tre, giữ, anh hùng dược lặp đi lặp lại và tác giả cũng nhân hóa tre nhằm nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những chiến công của nó. Điệp ngữ cũng làm cho câu vân nhịp nhàng. Nhân hóa làm cho cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.