Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Soạn văn lớp 10
Luyện tập
Bài tập a: Phát biểu ý kiến về nội dung các câu ca dao.
Câu thứ nhất:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Nội dung câu ca dao khuyên người ta phải biết lựa chọn ngôn từ sao cho nói năng đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt tôn trọng và giữ phép lịch sự hãy biết lựa chọn từ ngữ, cách nói như thế nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ, đồng tình.
Câu ca dao cho thấy đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.
Từ đây rút ra bài học: Khi nói năng trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải "lựa lời" sao cho có hiệu quả giao tiếp tình cảm cao nhất.
Câu thứ hai:
Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa. Chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.
Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một con người. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói. Người "ngoan" là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết "kính trên nhường dưới"
Bài tập b : Đọc đoạn trích (SGK, tr. 114 - Bắt sấu rừng u Minh Ha) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đọan trích.
Trả lời:
Đoạn trích trên là lời đáp trong đối thoại của nhân vật Năm Hên (một ông già chuyên bắt cá sấu ở Nam Bộ), nói với dân làng.
- Xác định thời gian: “Sáng mai sớm, đi cũng không muộn”.
- Chủ thể nói: ông Năm Hên, “Tôi cần... tôi bắt, Tôi đây...”.
Từ ngữ của ông Năm Hên là từ ngữ địa phương Nam Bộ (ngặt tôi không mang thứ Phú Quốc đó, miệt Rạch Giá...).
Qua nhân vật ông Năm Hên, trong đoạn trích này, Sơn Nam mô phỏng ngôn ngữ được sử dụng ở Nam Bộ và ngôn ngữ của những người chuyên bắt cá sấu nhằm mục đích làm sinh động ngôn ngữ kể chuyện, đồng thời giới thiệu những đặc điểm địa phương Nam Bộ và những con người sống ở đây.