Đăng ký

Hiện tượng cảm ứng ở động vật

Hiện tượng cảm ứng ở động vật

Bài viết hôm nay Cunghocvui sẽ giúp các bạn làm rõ về lý thuyết Cảm ứng ở động vật bài 26 và bài 27!

I. Cảm ứng ở động vật bài 26

1. Khái niệm

Cảm ứng của thực vật biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động và diễn ra với tốc độ chậm. Cảm ứng động vật có cách biểu hiện khác và tốc độ phản ứng nhanh hơn.

- Cảm ứng ở động vật là tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích đó.

Ví dụ : khi trời trở rét, mèo xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại…

- Cảm ứng ở động vật diễn ra theo cung phản xạ, gồm:

   + Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)

   + Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác)

   + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh Trung ương)

   + Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến…)

   + Đường dẫn truyền ra (đường vận động)

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

- Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang.

- Các tế bào thần kinh có các sợi thần kinh liên hệ với tế bào biểu mô cơ.

- Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin sẽ được truyền về mạng lưới thần kinh và sau đó đến các tế bào biểu mô cơ, động vật co mình lại để tránh kích thích.

Hệ dạng lưới

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở động vật có cơ thể đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.

- Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện.

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

II. Cảm ứng ở động vật bài 27

1. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

- Hệ thần kinh trung ương gồm não và tủy sống

 - Hệ thần kinh ngoại biên gồm hạch thần kinh và dây thần kinh

cấu trúc hệ thần kinh dạng ống

- Não bộ phát triển mạnh, chia thành 5 phần : bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.

2. Đối với hệ thần kinh dạng ống

Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản (phản xạ không điều kiện) nhưng cũng có thể rất phức tạp (phản xạ có điều kiện).

Ví dụ: Khi bị kim nhọn đâm vào tay, các thụ quan ở da đau sẽ truyền tin theo đường cảm giác về tủy sống. Tủy sống phân tích kích thích và trả lời kích thích theo đường vận động phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại.

Bảng. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Chỉ tiêu so sánh Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Định nghĩa Là phản xạ sinh ra đã có, không cần học tập Là những phản xạ hình thành trong đời sống qua học tập và rèn luyện
Đặc điểm

- Bẩm sinh, có tính bền vững

- Di truyền, mang tính chủng loại

- Số lượng hạn chế

- Chỉ trả lời các kích thích tương ứng

- Cung phản xạ đơn giản

- Trung ương ở trụ não và tủy sống

- Dễ mất đi, không bền vững

- Số lượng không hạn chế

- Trả lời bất kì kích thích nào

- Hình thành đường liên hệ tạm thời

- Trung ương ở vỏ não

Ý nghĩa Giúp sinh vật khi mới sinh ra có thể đáp ứng với các điều kiện môi trường Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống luôn biến đổi

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về lý thuyết quan trọng về cảm ứng động vật!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe