Đăng ký

Giới thiệu và miêu tả một vài nét đẹp về văn hoá đáng tự hào của quê hương em

799 từ

Giới thiệu và miêu tả một vài nét đẹp về văn hoá đáng tự hào của quê hương em

Đồng bào các dân tộc Tây Bắc vẫn lưu truyền câu tục ngữ: “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”, ca ngợi bốn cánh đồng lớn, bốn vựa lúa lớn: Mường Thanh ở Điện Biên, Mường Lò ở Yên Bái, Than Uyên ở Lai Châu, và Mường Tấc ở Sơn La.

Mường Lò có nhiều dân tộc như Tày, Khơ Mú, Dao, Mường, Cao Lan, Phú Lá, Thái. Mông, … Mường Lò có nhiều lễ hội dân gian như: đầu năm, khi hoa ban nở trắng trời, trắng rừng, trắng suối thì có Hội Hoa Ban, Hội chơi xuân ở hang Thẩm Lé. Ngày Tết có tục mời rượu khi khách đến nhà. Khách chủ cùng ngồi trên chiếu, vừa chúc rượu, vừa kể chuyện cổ tích, vừa thổi khèn, múa xoè. Lúc khách ra về lại có hai thiếu nữ đứng ở đầu cầu thang rót rượu nếp mời và hẹn ngày gặp lại.
 
Ăn mặc là một nét đẹp của người phụ nữ Thái ở Mường Lò. Con gái 11, 12 tuổi đã thắt khăn tơ màu xanh, còn màu tím là khi vào tuổi 20. Chiếc áo cỏm trắng ngần, có vòng cổ cườm và hàng khuy bạc chiết hai bên nách bó sát người, làm cho hai cánh tay, vòng ngực và eo nổi lên mịn màng, tròn trịa. Váy đen, gấu thêu chỉ trắng, viền vải đỏ bên trong. Chiếc xà tích, khăn piêu, vòng bạc đeo ở cổ tay thêm đậm đà duyên dáng. Mái tóc đen mượt được gội đầu với nước vo gạo đặc và bồ kết. Chưa chồng thì tóc búi phía sau, có chồng thì tóc búi dựng đứng. Khăn piêu không đội suốt ngày, sợ hỏng tóc. Từ nhỏ đến lớn, con gái Thái được mẹ dạy cách ăn, mặc, đi, đứng mềm mại, cách ứng xử, nói năng,... vừa duyên dáng vừa lịch thiệp, mang bản sắc dân tộc.

Đến Mường Lò ăn xôi nóng chấm muối vừng và ruốc, thêm ít cua suối chiên, ăn bằng tay mới ngon, mới đúng phong tục.
 
Năm 1952, bộ đội ta mới tiến vào Tây Bắc, giải phóng Nghĩa Lộ, giải phóng Mường Lò. Sau hơn nửa thế kỉ, Mường Lò nay đã có nhiều đổi mới, trở thành một địa chỉ văn hoá trên miền Tây Tổ quốc.

shoppe