Ssoạn bài Viết bài tập làm văn số 1- Soạn văn lớp 7
Trước khi viết bài, các em cần lưu ý một số điểm sau:
- Đọc kĩ đầu đề để xấc định yêu cầu về hình thức bài làm (miêu tả, tự sự), yêu cầu về nội dung bài làm.
- Xây dựng một dàn ý chi tiết với đầy đủ những hình ảnh, từ ngữ để diễn đạt ý tưởng. Dàn ý phải dự kiến một bố cục hợp lí, rành mạch gồm ba phần.
3. Sau khi viết xong, nhớ đọc kiểm tra lại bài làm.
Dưới đây là hai bài tham khảo: một thuộc loại miêu tả, một thuộc loại tư sự.
NGƯỜI NHẠC SĨ MÙ
Trên con đường xuyên qua các hàng phố đông người, trời nắng gắt, tôi ghé lại một cái quán nhỏ để giải khát. Cầm li nước đá định uống, tôi chợt nghe tiếng đàn vắng vẳng đâu đây.
Tôi ngước mắt nhìn dáo dác. Dưới một gốc cây to, một nhạc sĩ đang ngồi bên cây đàn tam thập lục. Chung quanh là những người hiếu kì bu lại nghe đàn.
Người nhạc sĩ ấy chừng hai mươi sáu tuổi. Anh mặc một chiếc quần tây đã bạc màu, một chiếc áo sơ mi trắng đă sờn vai, đầu đội cái nón nỉ đen còn vương bụi dường qua bao ngày dãi gió dầm sương, sống một cuộc đời phiêu bạt. Định mệnh tàn ác đã cướp mất đôi mắt của anh, chỉ còn để lại một lõm sâu như cả một bầu trời đen tối.
Anh ngồi xếp bằng. Tay mặt anh gảy đàn, tay trái lướt nhanh trên phím đàn. Tiếng đàn tam thập lục hết sức huyền diệu, lôi cuốn khách qua đường càng lúc càng đông.
Đôi tay anh cử động nhịp nhàng. Anh cất tiếng hát. Tiếng hát trầm bổng của anh vang lên giữa những lời thán phục của thính giả. Giọng hát của anh thật là buồn. Nhìn gương mặt anh lúc bây giờ ta thấy hiện rõ nỗi sầu khổ của một kiếp người lang thang.
Tôi bỏ vào cái lon trước mặt anh một đồng bạc. Các thính giả khác cũng làm theo. Anh dừng tay đàn, nói mấy lời cảm ơn.
Tôi đứng lặng nhìn anh thầm nghĩ: Anh tuy đui mù nhưng biết lấy điệu đàn, tiếng hát làm phương tiện sinh sông, không như những người khác lành mạnh mà vẫn ngửa tay đi ăn xin hàng ngày. Anh là người nghệ sĩ bình dân đáng mến!
Minh Văn - Xuân Tước
PHÚT LÂM CHUNG
Hồi đó về cuối thu. Cụ Tú Lãm nằm ở giường bệnh, người gầy xọp chỉ còn nắm xương da bọc. Nhất là bộ mặt hốc hác, mắt sâu hoắm, má lõm hẳn xuống chẳng khác gì một cái đầu lâu.
Đêm khuya, gió lạnh vù vù thổi lọt qua khe cửa bức màn. Ngọn đèn dầu hỏa chiếu ánh sáng rung rinh lờ mờ vào những đôi câu đối sơn đen, sơn đỏ treo ở cột, ở tường. Sau bức màn the trắng, bài vị bà Tú được đặt trên cái ngai sơn son thiếp vàng. Trên bàn thờ bộ thất sự bằng đồng trông ẩn lộ như trong tấm hình chụp không được rõ.
Cạnh chiếc hỏa lò than xoan dỏ ối, lách tách nổ liên thanh, Mai quỳ bên giường, hai tay nắm bàn tay khô khan của cha già, như cố giữ người ốm lại không cho rời xa thê giới bên kia. Còn Huy thì ngồi ở cái ghế gỗ bưng mặt khốc, thỉnh thoảng lại gọi:
- Chị ơi, thầy có việc gi không chị?
Mai cũng nức nở khóc không trả lời.
Cụ Tú hơi thở chỉ còn thoi thóp dùng đên sức thừa nắm chặt lấy tay con gái.
Mai biết rằng cụ muôn dặn một lời cuối cùng, liền ghé lại gần hỏi:
- Thưa cha, cha dạy con điều gì?
Huy cũng làm theo chị, đứng dậy cúi gần sát mặt người sắp từ trần để nhận lấy nhừng lời giáo huấn tối hậu. Cụ Tú sẽ động môi thì thầm:
- Lẽ tất nhiên, ai cũng phải chết. Các con không nên buồn. Lúc nào cũng phải vui thì mới đủ can đảm, đủ nghị lực mà sông ở đời. Hai con nên theo gương cha. Cha vui đến giờ cuôi cùng. Cha hi vọng thế nào các con cũng làm vẻ vang cho cha, cho linh hồn cha nơi chín suối. Cha hi vọng thế nào em Huy cũng học hành thành tài và trở nên một người hữu dụng cho xã hội. Cha mất đi chẳng còn của cải gì để lại cho hai con. Cha chỉ có ba thứ gia bảo này ông cha để lại cho cha, nay cha truyền lại cho hai con mà thôi: là giữ lòng vui, giữ linh hồn trong sạch và đem nghị lực ra làm việc.
Sức cụ Tú chỉ còn nói đến thế. Nói dứt mấy câu tâm phúc, cụ thiêm thiếp dần dần.
Bên ngoài, gió vẫn thổi vù vù, hạt mưa lốp bốp trên mái ngói. Văng vẳng ở xóm xa tiếng chó sủa đêm...
(Khái Hưng — Nửa chừng xuân)