Đăng ký

Giới thiệu truyện cố tích Tấm Cám

1,240 từ

Tâm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ Tấm chết sớm, Tâm phải ở với mụ dì ghẻ ác nghiệt. Hàng ngày Tâm phải làm lụng vất vả không khác gì đứa ở, cờn Cám thì được mẹ nuông chiêu, ăn trắng mặc trơn, ở nhà dì ghe, Tâm bị mụ hành hạ đủ điều, bị con Cám ranh ma lừa lọc, Tấm chỉ còn biết khóc. Bụt đã hiện lên nhiều lần để an ủi và giúp đỡ Tâm. Vua mở hội. Mụ dì ghế bắt Tâm ở nhà nhặt thóc, không cho đi xem hội. Nhờ Bụt giúp,' cuối cùng Tẩm cũng được đi hội với quần áo đẹp và một đôi giày thêu xinh xắn.„Đôi giày đó đã đổi đời Tấm, đưa Tấm về cung vua để trở thành hoàng 'hậu. Thấy Tấm sung sướng, mẹ con Cám càng ghen ghét và mụ dì ghẻ càng quyết tâm giết Tấm cho kì được. Tấm đã hóa kiếp liên tiếp từ chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, đến quả thị và cuối cùng lại trở về với kiếp người, ơ nhà bà lão hàng nước, Tấm gập lại vua và về hoàng cung sông cuộc đời hạnh phúc của mình.

Chủ đề của Tắm Cam nằm trong chủ đề chung của nhiều truyện cố tích ở nước ta: chính nghĩa thắng gian tà. Truyện phản ánh cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa thiện và ác, giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Cuộc đấu tranh đó phát triển từ thấp đến cao, đến mức quyết liệt, một mất một còn, không thế hòa hoãn. Và con người bị áp bức đã phải hóa kiếp nhiều lần để tồn tại, để khẳng định sức sống của mình. Sự hóa kiếp liên tiếp của Tấm thể hiện sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác, của chính nghĩa thắng gian tà, nói lên ước mơ bao đời của nhân dân ta được gửi vào cổ tích. Ở đây, lực lượng siêu nhiên thần kì (ông Bụt) cũng đứng về phía con người bị áp bức để giúp đỡ Tấm, nhưng chính sự đấu tranh quyết liệt của họ khi đã ý thức đầy đủ về mình và kẻ thù mới là yếu tố quyết định để Tấm giành thắng lợi: đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc làm nên vẻ đẹp của truyện cổ tích này.

Kể lại cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai lực lượng đối lập, nhưng truyện lại .giàu chất thơ cổ tích, đậm đà màu sắc dân gian, như đưa ta về với một làng quê nào đó với việc chăn trâu cắt cỏ, bắt tôm bắt tép, con bống, con gà, cái yếm đỏ; miếng trầu têm cánh phượng, và nhất là cảnh hội làng đông vui tấp nập, quả thị vàng thơm và quán hàng nước... Truyện sử dụng thành công nhiều môtíp nghệ thuật dân gian như môtíp ông Bụt hóa phép, vật xấu biến thành vật đẹp (xương cá hóa thành quần áo, giày, ngựa), vật giúp người (chim sẻ nhặt thóc), vật đế nhận ra nhau (trầu têm cánh phượng) và đặc biệt là môtíp rơi giày và ướm giày phổ biến trong cổ tích thế giới. Truyện 'có nhiều câu văn vần xen kẽ tô đậm thêm nét dân gian: ‘Bống bống bang bang..., Vàng ảnh vàng anh...’, Kẽo cà kẽo kẹt... Và bao trùm lên tất cả, truyện đã xây dựng nên một hình tượng cô Tấm thật đáng yêu, hiền lành, xinh đẹp, có sự chuyển biến qua hai giai đoạn: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.

Xem thêm >>> Cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Tấm

Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe