Đăng ký

Đóng vai chiếc bánh chưng, em hãy kể lại truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”

1,477 từ

Đóng vai chiếc bánh chưng, em hãy kể lại truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”.

Vỏ xanh, buộc lạt trắng, làm từ gạo, ăn vừa thơm lại vừa dẻo, không thể thiếu trong mâm cổ ngày tết chính là ta - loại bánh mà người dân vẫn quen gọi là bánh chưng. Kể về gốc tích của ta hơi dài nhưng cũng rất đáng tự hào. Ta là loại bánh được vua Hùng công nhận là thượng phẩm, tượng trưng cho Đất mẹ. Đi cùng với ta là người anh em bánh giày tượng trưng cho cha Trời.

Hồi ấy, Hùng Vương đã già, muốn truyền ngôi. Nhưng nhà vua có tới những hai mươi người cơn trai, ai cũng thông minh, ngoan ngoãn. Vua không biết chọn ai cho thật xứng đáng. Bên ngoài tuy giặc đã dẹp yên nhưng bên trong vua không sáng, dân không được ấm no thì ngai vàng không thể vững đến muôn đời được. Nghĩ vậy nên việc chọn người kế vị khiến vua suy nghĩ rất lâu. Cuối cùng, nhà vua gọi các con đến và nói.

Nghe thấy vậy, các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình, nên cố làm vừa ý nhà vua. Nhưng ý của người như thế nào, không ai đoán ra được. Các lang chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem lễ Tiên vương.

Trong các lang, người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với các anh em, chàng thiệt thòi nhất. Trong khi những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển thì chàng lại chẳng biết đi đâu tìm cho ra vật quý dâng cha. Từ khi sinh ra cho đến giờ, chàng chỉ mải chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Nhưng nếu mang khoai lúa mà dâng vua cha thì tầm thường quá. Suy đi tính lại mãi mà chàng vẫn không biết lấy gì làm lễ dâng lên.

Thương chàng hiền lành, chăm chỉ, Bụt xuống giúp Lang Liêu. Bụt bèn đi vào trong giấc mơ của chàng và giảng giải:

- Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

Nghe được lời như cởi tấm lòng. Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói là đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo sạch. Để bánh ngon, béo nhưng không ngấy, chàng lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong gói thành hình vuông. Qua bàn tay khéo léo của Lang Liêu, ta dần dần được hình thành vuông vức và đẹp đẽ. Khi đã gói xong, chàng đem ta bỏ vào nồi ngập nước, ninh một ngày đêm cho thật nhừ. Đáng khen hơn nữa, Lang Liêu còn biết sáng tạo thêm một người anh em nữa cho ta. Đó là bánh Giày. Cũng vẫn lấy nguyên liệu từ thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn. Thế là Lang Liêu đã có mộ cặp bánh làm từ hạt ngọc của Trời Đất - bánh chưng, bánh giày.

Người nhìn ta tỏ vẻ rất vừa ý. Vua Hùng liền gọi Lang Liêu đến và hỏi. Lang Liêu thật thà đem kể lại cho vua cha nghe giấc mộng của mình. Vua Hùng ngẫm ngợi một lát rồi quyết định chọn anh em ta đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.

Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon.

Xong, Vua Hùng họp mọi người lại.

Tên gọi bánh chưng của ta có từ ngày đó. Vua còn nói thêm: Lá bọc bên ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.


Kể tư năm ấy, ta nổi tiếng và trở nên thân thuộc với mọi nhà. Cứ tết đến xuân về, mọi nhà đều có tục làm bánh chưng, bánh giày để thờ cúng tổ tiên. Thiếu ta và người anh em bánh giày là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

shoppe