Chính tả (Nghe - viết): Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 86 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
1. Nhớ - viết: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (3 khổ thơ cuối)
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
2.
a. - Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x
M: sai (không có xai)
- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với x, không viết với s
M: xoe (không có soe)
b. - Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã
M: anh (không có ãnh)
- Tìm 3 tiếng không viết với dấu hỏi
M: đua (không có đủa)
Trả lời:
a) Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x: sai; sải tay
(không có xải tay); sạn (không có xạn).
b) Tìm 3 trường hợp chỉ viết với X, không viết với s: xoe, xòe (không có sòe); xé (không có sé).
c) Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã: anh, minh, an
d) Tìm 3 tiếng không viết với dấu hỏi: đua, lan, ninh.
3. Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn.
a) Sa mạc đỏ
Ở lục địa ô-xtrây-li-a có một sa mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có những mảng màu hồng, màu đỏ, (sen/xen) kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.
b) Thế giới dưới nước
Đáy (biển/biễn) cũng có núi non, thung (lũng/lủng) và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực.
Trả lời:
a) Sa mạc đỏ
Ở lục địa ô-xtrây-li-a có một sa mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có những mảng màu hồng, màu đỏ, xen kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, các loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.
b) Thế giới dưới nước
Đáy biển cũng có núi non, thung lũng và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài tới tận Nam Cực.