Cảm nhận đoạn 2 của bài Tiếng gà trưa
Đề bài: Cảm nhận đoạn 2 của bài Tiếng gà trưa
Bài làm
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là một bài thơ trường thiên ngũ ngôn xen bốn câu thơ ba từ. Nữ sĩ viết bài thơ này vào năm 1968, những ngày cả nước lên đường đánh Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài thơ có ba phần: đoạn 1 (7 câu): tiếng gà trưa bên xóm nhỏ làm xúc động người lính trên đường hành quân xa; đoạn 2 (26 câu): tiếng gà trưa gọi về tuổi thơ; đoạn 3 (6 câu): tiếng gà trưa gợi lên bao niềm vui hạnh phúc và sức mạnh chiến dấu.
Đoạn 2 của bài thơ đã để lại trong lòng em bao ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc. Đó là hình ảnh người bà và những đàn gà của bà nuôi và chăm chút quanh năm. Ba âm thanh “tiếng gà trưa” được nhắc đi nhắc lại ba lần, mỗi lần mở ra một cung bậc mới của cảm xúc. Người lính bồi hồi nhớ lại những ngày êm đềm thơ bé.
Nhớ đàn gà đông đúc, đẹp mã của bà nuôi. Tưởng như cháu đang đứng nép bên bà ngắm đàn gà, vừa giơ bàn tay nhỏ bé, vừa chỉ vừa đếm “này con gà... này con gà...”. Cháu quên sao được những quả trứng hồng trong ổ rơm:
“Tiếng gà trưa
Ố rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”
Xem thêm Soạn bài Tiếng gà trưa
Phân tích hình ảnh người bà trong bài Tiếng gà trưa
Em cảm thấy như được ngắm bức tranh gà làng Hồ mà em mua ngày nào. Xuân Quỳnh có tài sử dụng màu sắc lúc tả đàn gà: màu “hồng' của ổ trứng, “hoa đốm trắng” của con gà mái mơ, “lông óng như màu nắng" của con gà mái vàng. Bức tranh gà như đang cựa quậy.
Cháu quên sao được tiếng mắng của bà vì tội “nhìn gà đẻ”:
“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà để mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Cháu nhớ mãi hình ảnh bà “chắt chiu” từng quả trứng “cho con gà mái ấp”. Bà nhẹ nhàng cẩn trọng và nâng niu “tay bà khum soi trứng" Bà đôn hậu, thương con thương cháu. Nhà nghèo, bà càng tần tảo sớm khuya. Vì hạnh phúc của con cháu mà bà lo lắng trông mong đến mất ăn mất ngủ:
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông bắc
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới...”
Nhà nghèo,... nhờ công sức chăm chút đàn gà, chắt chiu từng quả trứng hồng, mà bà có tiền bán gà, bà mua cho cháu bộ quần áo mới, để cháu mặc đi đến trường, để cháu mặc đi chơi tết:
“Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quết dất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Tình thương của bà dồn cho cháu, đem đến bao niềm vui hạnh phúc tuổi thơ. Cháu có bao giờ quên được công ơn và tình thương bao la của người bà đôn hậu.
Hình bóng người bà trong đoạn 2 bài thơ tượng trưng cho tình hậu phương vô cùng thiết tha sâu nặng. Tiêng gà trưa đà gợi nhớ gợi thương. Nhớ về tuổi thơ, người lính trẻ cảm thấy mình được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh khi đang trên đường hành quân ra trận.
Nét đặc sắc của thơ Xuân Quỳnh là sáng tạo nên những chi tiết cụ thể đời thường tuy bình dị mà có sức gợi thấm thía, những hạnh phúc đơn sơ ước mơ nho nhỏ ấy rất dung dị hồn nhirrn, làm ta nhớ mãi, trở thành hành trang của mỗi người.
Tiếng gà trưa là tình thương của bà, là tình hậu phương mà người lính trẻ mang ra trận thời đánh Mĩ. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã toàn thắng, nhưng “Tiếng gà trưa” trong thơ Xuân Quỳnh vẫn còn vọng mãi trong tâm hồn tuổi thơ chúng em.