Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Tại Lầu Hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch
Tống biệt là mảng đề tài sáng tác quan trọng trong sự nghiệp thơ ca của thi tiên Lí Bạch. Cùng với các mảng đề tài viết về thiên nhiên, tình yêu, tình bạn, chiến tranh,... tống biệt đã góp phần khẳng định tài năng hiếm có của nhà thơ được mệnh danh là một trong những đinh cao sáng chói của thơ Đường. Bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng thể hiện tập trung nhất tài năng của nhà thơ về máng đề tài này.
Phiên âm
Cô nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên ba tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến trường giang thiên tế lưu
Dịch nghĩa
Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía Tây (hoặc Ngoái về phía Tây, bạn củ giã từ lầu Hoàng Hạc)
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói (hoặc mùa hoa nở rộ).
Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc,
Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời (hoặc chảy ở bên trời). Dịch thơ
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
(Ngô Tất Tố dịch)
Là người sống với tâm hồn lãng mạn tột độ, yêu say đắm cảnh vật thiên nhiên và thiết tha với tình bằng hữu, Lí Bạch đã tạo dựng được phong cách thơ mà đã khiến hậu thế suốt bao đời nay khâm phục, học hỏi. Nét đặc trưng trong thơ Lí Bạch là sự hào sảng của một tâm hồn lớn, người mang trang trí muốn giúp nước an dân. Thơ ông được dựng nên từ những hình ảnh kì vĩ, phi thường đến mức mà người đọc chỉ còn biết kính cẩn nghiêng mình chứ không thổ nào bắt chước nổi. Tình cảm trong thơ Lí Bạch tha thiết, nồng thắm. Đặc biệt là với tình bạn. Bài thơ Lí Bạch sáng tác nhân dịp tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một trong số đó.
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Bài thơ bắt đầu bằng hai khách thể: bạn cũ (cũng có nghĩa là bạn thân thiết) và lầu Hoàng Hạc. Bằng cách đặt vấn đề quan hệ này, nhà thơ đã vẽ nên sự trang trọng cho hồn thơ. Hình ảnh lầu Hoàng Hạc gợi lên âm hưởng phiêu diêu thoát tục, gắn với truyền thuyết Phí Văn Vi ờ nước Thục tu thành tiên cưỡi hạc vàng về thâm đất ấy rồi bay đi. Sự tích này được gợi lên từ động từ từ biệt (từ giã). Dường như đã có sự so sánh ngầm Mạnh Hạo Nhiên giã từ lầu Hoàng Hạc như cách tiên ông Phí Văn Vi từng rời đất này. Mảnh đất xây nén tòa lầu ấy đã trở thành đất thiêng và người giã biệt nơi ấy cũng mang cốt cách phi phàm.
Câu thơ không dùng một từ miêu tả Mạnh Hạo Nhiên những hình ảnh của nhân vật này vẫn phảng phất, mơ hồ sau câu chữ. Đây chính là nghệ thuật dùng không để gợi có rất nổi tiếng của thơ Đường.
“Ra đi từ phía tây” hoặc “ngoái về phía tây” để từ biệt có thể được hiếu từ cụm tây từ. Như thế địa điểm đã được xác định (lầu Hoàng Hạc), hướng đến cũng được xác định (đi từ phía tây) và tình cảm cũng được xác định (bạn thân) nhưng nỗi buồn li biệt vốn có thì không hề xuất hiện trong thơ. Vì lẽ đó bài thơ làm khi giã biệt này không đắm chìm trong nỗi buồn mà chi định để ghi lại kỉ niệm của một lần gặp gỡ, chia xa nơi đất khách quê người, một điểm dừng chân trên nẻo đường lang bạt.
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
(Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa nở rộ)
Ở câu thơ thứ hai, thời gian được xác định (giữa tháng ba) và địa điểm cũng được nêu rõ (Dương Châu). Nếu lầu Hoàng Hạc gắn với điển tích thần tiên thì Dương Châu là mảnh đất của thực tại, nơi phù trú, sầm uất bậc nhất Trung Quốc thời bấy giờ. Từ cảnh mộng, Lí Bạch đưa ta về thực tại. Một thực tại đẹp với cả “mùa hoa" đang “nở rộ” và thời gian dường như cũng muốn tôn thêm vẻ đẹp ấy. Đến đây, người đọc thấy rõ hơn bầu không khí của cuộc đưa tiễn. Cứ ngỡ nhà thơ đang đi hoặc sắp đi theo bạn. Chí có điều ta không biết họ sẽ đi bằng phương tiện gì, đi bộ, đi ngựa hay đi thuyền?
Dương Châu là nơi đến nhưng người đi vẫn chưa đến. Lúc này đây, cảnh vật ngoài lầu Hoàng Hạc là cả rừng hoa nở rộ. Hoa trong sương, hoa như được khói bao phủ, hoa khói (yên hoa) gợi người đọc hình dung về bầu không khí ban mai trong lành, ấm áp của buổi đưa tiễn. Phải là khoảng thời gian trước buổi trưa thì bầu không khí thơ mới rộn ràng không rơi vào sầu cảm.
Lí Bạch thường miêu tả trăng. Trăng là bầu bạn của ông. Trăng là tác nhân mang nỗi nhớ:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Lí Bạch còn là nhà thơ của những buổi sớm mai. Lãng đãng trong hơi sương mặt trời mặt là từ thơ trầm hùng riêng thuộc về ông: "Nhật chiếu Hương I.Ô sinh tử yên” (Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía). Và đày Cling là buổi sáng nhưng không có mặt trời chỉ có "hoa khói” bởi tiên dưa nhau trong ánh nắng chói trang rực rỡ thì còn gì là nỗi buồn li biệt?
Hai câu thơ, câu đầu ghi sự việc (bạn đi Dương Châu), câu sau miêu tả cảnh vật, thế mà tình người vẫn hiển lộ qua khung cảnh trầm mặc, đầy sắc màu của một sớm xuân. Không có nắng thì màu sương khói nói hộ nỗi lòng. Bón khách thế: cố nhân, lầu Hoàng Hạc, hoa khói, Dương Châu xuất hiện trong các mối quan hệ ở thực tại và cả ớ tầng vỉa văn hóa, thi pháp chìm ẩn đã tạo nên trường liên tưởng mênh mông vừa vẽ lên hình ảnh người ra đi và tâm trạng của người đưa tiễn. Phải gắn bó, thắm thiết lắm lắm thì Lí Bạch mới gọi Mạnh Hạo Nhiên là cố nhân.
Bài thơ bốn câu, nếu xét về mặt cú pháp ngữ nghĩa nội dung thông báo thì chi bao gồm hai câu. Câu thứ nhất: bạn từ đâu đi, lúc nào, đến đâu và khung cánh ra sao? (Ngoái về phía tây, bạn củ giã từ lầu Hoàng Hạc, xuôi về Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa nở rộ).
Câu thứ hai: đi bằng phương tiện gì, đi ra sao và trong khung cảnh nào? (Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng không xanh biếc, chì thấy sông Trường Giang chảy ở bên trời).
Điều kì diệu ở thơ Đường, đặc biệt ở thơ Lí Bạch là có rất nhiều bài, đọc lên ta chỉ thấy toàn cảnh vật, sự việc. Chúng được miêu tả xác thực, rất thật, ở bài thơ này cũng vậy: lầu Hoàng Hạc, Dương Châu, bóng cánh buồm, sông Trường Giang,... thì hầu như chẳng có gì xa lạ với bất kì ai từng đặt chân lên miền đất ấy. Thế nhưng, chí cần thêm một vài điểm nhấn, thì bản hòa âm tiễn biệt ấy đã mang một sắc thái kì lạ, âm hưởng không thể lẫn vào đâu được. Đấy là "khoảng không xanh biếc”, “chi thấy”, "chảy ở bên trời”.
Để hiểu được sự tài tình của Lí Bạch ở hai câu thơ sau, người đọc phải đọc đằng sau câu chữ, đọc giữa khoảng trống các từ và dùng liên tưởng để tiếp nối, lấp đầy những khoảng không mà thi nhân chưa nói hết.
Dôi với bài thơ này, chủ đề của nó là thông qua cảnh tiễn biệt, Lí Bạch bày tỏ tình bạn thắm thiết của mình với Mạnh Hạo Nhiên. Thế nhưng, toàn bộ bài thơ chi có hai chữ trực tiếp đề cập đến chuyện giã biệt: giã từ (từ) và xuống (há). Hai mươi sáu chữ còn lại dùng để kể và miêu tả sự việc, sự vật mà không hề đả động gì đến tình cảm của người đưa tiễn. Ấy thế mà, bài thơ vẫn trĩu cảnh lưu luyến, vấn vương.
Khoảng không của văn bản trước hết được "gửi" qua các địa danh, thắng cảnh. Phần trước chúng tôi đã bàn đến sự tích lầu Hoàng Hạc. Bây giờ, chúng ta cùng chú ý đến Dương Châu. Thời Lí Bạch, Dương Châu là vùng đất sầm uất và là đô thị giàu có bậc nhất. Vì vậy, đi đến Dương Châu và rất có thể là đi du ngoạn thì không thể nào chuyến đi đó mang nỗi buồn được. Cái buồn ở đây chỉ là sự luyến tiếc, ngậm ngùi giữa hai người thân như mọi cuộc chia tay bằng hữu khác.
Giữa câu hai và câu ba cũng có một khoảng trống nghệ thuật. Đang nói chuyện trên bờ (hoa nở) thi nhân lại quay phắt xuống sông. Đang nói khung cảnh đầm ấm, rộn ràng, nhà thơ lại hướng vào “cánh buồm lẻ loi” trên nền không gian xanh biếc tiếp nối giữa trời và nước. Điều đáng lưu ý là sông Trường Giang ngoài dáng vẻ hùng vĩ của nó, thời ấy đấy là nơi thuyền bè qua lại tấp nập. Dĩ nhiên, hầu hết là thuyền buồm. Như thế con thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đi không phải là con thuyền duy nhất trên sông. Thế mà trọn bài thơ chi có mỗi một cánh buồm. Nhà thơ chỉ nhìn thấy (duy kiến) mỗi một cánh buồm ấy. Tinh bằng hữu sâu nặng được gói gọn trong một cái nhìn. Nhà thơ không đi nhưng cái nhìn thì mãi dõi theo đến ngút ngàn trời đất, cho đến khi cánh buồm ấy chỉ còn chiếc bóng xa (viễn ảnh).
Chiếc bóng vừa diễn tả sự xa xôi của cánh buồm vừa ẩn dụ cho tấm lòng bè bạn: dường như chiếc bóng đó là mảnh hồn Lí Bạch dõi theo con thuyền cô đơn nơi trùng xa. Không tả người đi, không tả con thuyền, không tả cánh buồm mà là “viễn ảnh” của cánh buồm, Lí Bạch đã thả tâm hồn bè bạn theo điệu vời con nước.
Quan hệ giữa dòng sông và bầu trời được thể hiện qua hình ảnh “bích không tận” (khoảng không xanh biếc). Nhà thơ chú ý đến màu xanh. Màu của cả dòng sông lẫn của bầu trời. Nơi tận cùng của cái nhìn là sự tiếp nối của trời nước mênh mông vô tận. Khoảng không xanh biếc bao la đó chính là nỗi lòng của Lí Bạch gửi theo người đi xa. Bóng con thuyền lẻ loi càng khuất thì nỗi luyến tiếc càng trải dài theo trời nước. Lấy thiên nhiên hùng vĩ để đo tình cảm con người, Lí Bạch bao giờ cũng tài hoa, khí phách trong cõi vô biên trời đất. Hình tượng thơ Lí Bạch, mang tầm vũ trụ, quả chẳng hề sai!
Bóng buồm đã chìm khuất đường chân trời, chỉ còn lại dòng sông, chỉ còn lại cái nhìn, chi còn lại cả trời tiếc nuối của lần li biệt. Dòng sông không phải lặng im mà không ngừng trôi chảy ấy như mang cả cõi lòng Lí Bạch đi theo hướng bóng buồm. Một bóng buồm côi cút hay chính sự côi cút của thi nhân khi bóng buồm bỏ lại? Sự luân chuyển của dòng sông, cánh buồm khiến tứ thơ sống động. Nhưng trong sự trôi chảy đó không hề có âm thanh bởi âm thanh đã lặng chun cả vào ánh nhìn sâu nặng.
Cũng ngay chính sự lẻ loi của cánh buồm (cỏ phàm) phần nào vẽ nên tâm thế của người ra đi. ở dây, dân phải riêng Lí Bạch dọc được sự cô đơn ấy mà cả Mạnh Hạo Nhiên cùng cám thâu nỗi cô đơn khi giã từ bằng hữu. Trong trường hợp này, bóng buồm cô đơn của Mạnh Hạo Nhiên là lực hút nỗi cô đơn từ Lí Bạch. Tình cảm của họ mạnh mẽ, lớn lao đến nỗi, bầu không khí tấp nập, phồn thịnh xung quanh đều được đổi dạng theo nỗi buồn tiễn biệt. Giữa bao nhiêu màu sắc, âm thanh, giữa bao sự bất biến, trường cửu của tự nhiên, khối chân tình nghệ sĩ của họ hiện lén biếc xanh cả trời đất.
Thơ Đường và thơ cổ tòi kị nói trực tiếp đến những vấn đề tình cảm riêng tư. Đọc thơ Đường, ta thường bắt gặp những nhan đề mang tính phiếm chỉ. Tiễn người bạn (Biệt hữu nhãn, Lí Bạch)... và đa sô là nhan đề ngắn (có lẽ là để tương thích với độ ngắn của bài thơ) mà nếu có xuất hiện tên người đi thì nhan đề đó cũng luôn ngắn (Biệt Đổng Đại, Cao Thích). Thê nhưng, ở bài thơ này, Lí Bạch đã chọn một nhan đề “quá cỡ”, có đến 10 chữ (trong nguyên tác) so với 28 chữ của bãi thơ tuyệt cú. At hẳn, tình bạn lưu luyến buổi chia tay đã khiến cho cái nhan đề đó phải dài thêm ra để chuyển tải nỗi lòng? Thêm nữa, cái nhan đề dài 10 chữ với hai địa danh (Hoàng Hạc lâu, Quảng Lăng), hai động từ (tiễn, đi) và một danh từ riêng chỉ tên người ấy đã hàm chứa trong nó vẻ tươi tắn, náo nức (tuy có phần tiếc nuối) nhưng không hề bi lụy, bịn rịn của đa số các cuộc tiễn đưa khác.
Bức tranh tiễn biệt, như thường lệ, cũng được phác họa trên nền tương phản: một bóng buồm đơn lẻ với cả dòng Trường Giang bao la. Kết thúc của cả hai câu thơ đều là khoảng không không giới hạn. Nơi trời nước có thể gặp nhau hay vĩnh viễn không thể gặp nhau. Ý thơ đã chuyển tải niềm tâm sự vương vấn của thi nhân: liệu biết bao giờ (hay còn có bao giờ) gặp lại nhau. Và biệt li tái hợp cũng như chuyện đất trời kia: dòng sông vẫn luôn chảy bên trời. Cũng vẫn màu xanh đến ngút ngàn trời đất nhưng chỉ thêm một cánh buồm, Lí Bạch đã khiến cõi vô tình thành hữu ý, vật vô tri bỗng tỉnh thức xao xuyến lạ thường. Chỉ còn đây Trường Giang ở lại. Nhưng con sông vẫn lặng lẽ trôi, mang cánh buồm xa tít tắp. Dẫu thế, Mạnh Hạo Nhiên, sông Trường Giang, Lí Bạch và cánh buồm vẫn đó, ngao du trong cõi trời đất vô cùng để hát lên bài ca tình bạn bất hủ.
Xem thêm >>> Lý thuyết căn bản về "Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng"
Trên đây là bài văn tham khảo khi viết về cảm nhận sau khi đọc bài thơ "Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng" của Lý Bạch, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn học tập tốt <3