Đăng ký

Cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7

2,542 từ

 Nguyễn Khuyến hay còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ là một trong những nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất của Việt Nam. Thơ ông là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tao nhã, trau chuốt với vẻ đẹp tự nhiên, hàm súc mà chân thành. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ như vậy. Hãy phân tích và tìm hiểu bài thơ cùng Cunghocvui.com qua bài văn tham khảo dưới đây.

Bạn đến chơi nhà

* Các đặc điểm cơ bản:
Đây là bài thơ có kết cấu về vần, nhịp, số câu theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú, nhưng khác về bố cục nội dung:
-    Câu 1: Giới thiệu khái quát việc bạn đến thăm.
-    Câu 2 đến câu 7: Hoàn cảnh gia đình hiện tại.
-    Câu 8: Kết luận chân tình. 

Bạn đến chơi nhà

Bạn đến chơi nhà

I.  Chọn cách nói về tình bạn, tình người có sức khơi gợi ý nghĩa, truyền lan cảm xúc và còn mãi với thời gian thì đâu có thể quên được một bài thơ của Nguyễn Khuyến. Đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, như một tình tự vừa hóm hỉnh vừa sâu sắc trong mạch sông hồn thơ của dân lộc và quê hương:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Dầu trờ tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta. ”

   Với danh tiếng Tam Nguyên, ba lần đậu đầu trong khoa cử, với chức phận từng là đại quan nơi triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX, tưởng như Nguyễn Khuyến sống theo quan cách. Nhưng không, ngay lúc làm quan và khi cáo quan về ẩn dật nơi quê nhà, ông vẫn gần gũi và hòa mình vào cuộc sống mộc mạc chân quê bằng chính cách sống và bằng cả một hồn hơ bình dị, dân dã, thân quen... Vì thế nơi bài thơ “Bạn đến chơi nhà” chất hồn hậu, nôm na của tình điệu và ngôn từ đã dễ dàng mời gọi, lôi cuốn người đọc chúng ta hòa nhập. Trong ý nghĩa đó, những dòng thơ cùng âm hưởng khởi đi từ tám câu theo thể thơ Đường luật bát cú lại không còn dấu vết cổ điển, mà gợi nên không gian đồng nội quê mùa và một không gian đằm thắm đầy ý vị dân gian... qua ngôn ngữ thuần Việt. Hãy nương theo các dòng để đồng điệu với tâm hồn nhà thơ.

II.  Vào dòng thơ đầu:

 “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.

   ”Nhịp điệu ngưng lại hơi chút ngạc nhiên "Đã bấy lâu nay...” rồi âm hưởng dòng thơ nơi hình ảnh “bác tới nhà” điểm nhẹ một nụ cười để cất lên lời đón một tình thân. Ngữ nghĩa dòng thơ in dấu sau một thời gian dài khá lâu cách biệt, nay bỗng nhiên bạn tới không chỉ đón mừng mà thông lệ còn nhắc những gì sẽ đem ra tiếp đãi bạn đây. Không “con gà cũng bát nếp” chứ?... Nhưng những tay bắt mặt mừng, chuyện cũ chuyện mới cứ đậm đà, miên man biết bao nhiêu hứng vị, thân tình tưởng như lãng quên cả cảnh vật lẫn thời gian...Và kia cũng đã đến bữa rồi thì phải, mời bác ổ lại dùng cơm! Nhưng,... lũ trẻ lại đi đâu rồi. Nhìn trước, nhìn sau, trông xa, trông gần, vườn rau, ao cá,... nhà thơ của chúng ta buông nhẹ những điệu vần và dường như cả nét thung dung cùng nụ cười nghịch ngợm:

"Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa."

   Thì ra mọi thứ đều có đấy. Nhưng mà lại như không: Chợ có mà xa, toan bảo vợ con mà đi đâu cả. Món cá nào thiếu, món gà sẵn đây nhưng thân già bắt sao được với “nước cả, ao sâu”, với “rào thưa, vườn rộng”. Còn món cải, cà, bầu, mướp chỉ vừa tay hái nhưng lại non xanh hay còn nụ mầm làm sao ăn được. Thế làm món sang “con gà” chẳng có “bát nếp” cũng không, cả đến món xoàng xĩnh, giản đơn là bầu, cà mướp, cải, cũng đâu dọn được lên mâm. Nhà thư tủm tỉm cười, thôi thì mời bác dùng tạm miếng trầu như thường tình trò chuyện xưa nay vậy. Nhưng tìm quanh nào thấy. Và nhà thơ bật cười xòa nhấn mạnh dòng thơ: "Đầu trò tiếp khách trầu không có". Hình ảnh thơ bỗng trở thành biểu tượng cho sự đạm bạc không ngờ, đạm bạc đến như thế sao. Giờ đây, ngữ nghĩa các dòng thơ in dấu thời điểm tiếp bạn như tụ lại bao vắng thiếu, chẳng có gì làm nên một bữa cơm đãi bạn đến nhà. Ngay cả hương vị giản đơn những tưởng không thể thiếu là miếng trầu mở đầu cho câu chuyện, ấy vậy mà cũng không.... Phải chăng bác Tam Nguyên nói đùa hay nói thật. Thôi thì cứ cảm thông cùng nhà thư. Còn trầu không có thì cần gì phải không bác. Thế là nhà thơ nở tiếp nụ cười hóm hỉnh, như ôm chặt lấy vai bạn để tếu táo, bông phèn cất cao nơi dòng thơ cuối đầy âm vang:

“Bác đến chơi đây ta với ta. "

   Câu thư bỗng đẩy lùi lại mọi hình thức, thông lệ ràng buộc để lan theo âm vang “ta với ta” như dẫn đến niềm vui chan hòa, cảm thông nồng ấm, yêu thương, tình bạn tình ngươi. Nếu nơi bài thơ “Qua Đèo Ngang”, câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan “Một mảnh tình riêng ta với ta” đã cực tả nỗi cô đơn lẻ loi của một tâm hồn thì câu thơ “ta với ta” như hòa nhập với tiếng cười sảng khoái của một đôi bạn thân tình trong một tình huống không thể mờ phai...Và hình như bà Tam Nguyên Yên Đỗ và bầy trẻ đi đâu, đã về kia rồi thì phải. Các món gà, cá, mướp, cà thế nào chả có, không nhiều thì ít sẽ được sửa soạn dọn ra, thêm cả trầu cau đậm đà tình bạn. Và hẳn nhiên ai cũng hiểu, những thức ấy chỉ là thứ yếu và chỉ nên đến sau... 

III.  Người ta thường tìm đến một câu chuyện nhiều tình tiết phức tạp để thể hiện vẻ đẹp nơi tình bạn nhưng nhà thơ Yên Đổ lại chọn một tình huống bình dị đời thường bất ngờ tạo ra được một tứ thơ đặc sắc, rồi dùng ngôn từ của tầng lớp dân dã, chân chất điểm thêm một nét hóm hỉnh, đầy ý vĩ sáng trong để dẫn đưa người đọc chúng ta hòa nhập và cảm nhận được cái thế giới trong suốt và nên thơ của tình bạn, một trong những tình cảm đẹp nhất của cuộc sống nhân sinh. Cái thế giới ấy trong trẻo, chân thực, đằm thắm biết bao, nó xóa đi hết những hình thức xã giao đời thường và thăng hoa tâm hồn tơi chỗ ý tình thanh khiết nhất. Và bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, nói như nhà thơ Xuân Diệu, đó là bữa tiệc tinh thần thay cho bữa cơm đãi bạn.

 

 

Mong rằng bài viết phân tích bài Bạn đến chơi nhà của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo!