Đăng ký

Bình luận câu thơ "Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

2,590 từ Văn mẫu
Đề bài

Đề bài:

"Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Em hãy bình luận hai câu thơ trên và dùng các nhân vật văn học mà em biết để chứng minh.

Hướng dẫn giải

   Xưa nay biết bao người đã say mê, yêu thích Truyện Kiều. Nguyên nhân của sự say mê đó có lẽ trước hết là do tài nghệ của Nguyễn Du, như Đào Nguyên Phổ nhận xét : " mực muốn múa, bút muốn bay, văn muốn nhyar, chữ muốn nói khiên người cười, khiến người khóc, khiến người đọc đi đọc lại hàng nghìn lần, càng thuộc long lại càng không thấy chán. " Người ta còn say mê vì Nguyễn Du có tấm long nhân đạo cao cả, có những nhận xét sâu sắc về cuộc đời, số phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ.

   Đó là hai câu thơ Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều. Sau khi tác giả đã chứng kiến " những điều trông thấy ". Đó là một tiếng kêu xé long thấm đầy nước mắt. Quả thật không ai có thể đau đớn xót xa hơn những người sinh ra làm phận má hồng trong thời phong kiến. Nỗi đau đớn không chỉ do nghèo khổ hay thiếu thốn vật chất. Nỗi đau đớn chủ yêu là bị khinh rẽ, chà đạp nhân phẩm, bị giày vò về tinh thần khi hạnh phúc tan nát, tình yêu lỡ dở ... Nguyên nhân gây ra đau khổ chính là xã hội phong kiến gia trưởng trọng nam khinh nữ. Xã hội ấy đã trói buộc người phụ nữ bằng " tam tròng ", đã coi thường họ bằng những quan niệm định kiến bất công " nữ nhi nan hóa ". " nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô ". Trong xã hội như vậy người phụ nữ tránh sao khỏi cuộc sống đau đớn xót xa. Nếu nói về tài sắc thì Đạm tiên là một người rất đẹp.

   Thế mà đời Đạm Tiên là đời ca nhi ê chề đau đớn:

   Sau khi chết rồi, nấm mồ của Đạm Tiên cũng là một nấm mồ vô chủ, cô đơn hoang lạnh:

   Đâu chỉ có một mình Đạm Tiên. Thúy Kiều xinh đẹp, tài sắc ai bì, thông minh hết mực cũng chịu cảnh đánh đập chửi bới, " thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần " suốt mười lăm năm lưu lạc, đoạn trường. Mười lăm năm của một đời con gái mất đi tình yêu ban đầu tươi đẹp, mất đi trinh tiết ngàn vàng và cũng có lúc nàng mất đi cả cuộc sống của mình. Hết Mã Giám Sinh gian xảo, đến Sở Khanh trâng tráo rồi đến Hồ Tôn Hiến dâm ô. Từ mụ Tú Bà " nhờn nhợt màu da ". đến Hoạn Thư " sắc sảo nước đời ", ngay cả Bạc Hà, Bạc Hạnh ... tất cả là một cái lưới quây tròn vây tỏa kín mít xung quanh nàng Kiều đang vùng vẫy trong khổ đau tuyệt vọng. Cả cái xã hội ấy từ bọn lưu manh đén bọn buôn thịt bán người và cả tầng lớp thống trị, những quan bà, quan ông cùng hè nhau dìm Kiều xuống bùn đen. Chúng muốn giết chết những tài năng, sắc đẹp như nàng. Nàng muốn yên phận làm vỡ lẽ cũng không được, muốn sống yên lành gần gũi mẹ cha cũng không xong.

   Mấy lần lấy chồng rồi cuối cùng nàng cũng phải tìm đến cái chết, trầm mình trên song Tiền Đường để chấm dứt khổ đau.

   Câu thơ của Nguyễn Du không phải là một nhận xét lạnh lùng khách quan, mà là tiếng kêu như xé lòng người. Đây là lời nhận xét của Thúy Kiều khi nghe chuyện Đạm Tiên, nhưng cũng có thể coi là suy nghĩ của tác giả về thân phận của những người phụ nữ. Đó không chỉ bao hàm ý xót thương mà còn là lời tố cáo đanh thép về sự tàn bạo của chế độ phong kiến.

   Cùng chung số phận với nàng Kiều, cũng phải tìm đến cái chết là Vũ Nương của Nguyễn Dữ ở thế kỉ XVI trước đây. Người phụ nữ xinh đẹp đứng đắn trong Người con gái Nam Xương gặp nỗi bất hạnh đầu tiên là lấy phải người chồng tính tình đa nghi, gia trưởng, đã thế lại ít học. Nàng phải chịu lệ thuộc vè kẻ khác hoàn toàn – chồng nàng. Bao nhiêu khó khăn vất vả trong ba năm chồng đi lình nàng đã chịu được tất cả. Nhưng nàng lại không thể chịu được sự đay nghiễn, nghi ngờ mù quáng của người chồng cục cằn, thô lỗ. Nếu nàng Kiều chịu nỗi đau phải dứt bỏ mối tình đầu thì nàng lại phải chịu nỗi oan cho chính chồng, con gây ra. Đau đớn phẫn uất, nàng gieo mình trên bến Hoàng Giang, để lại hận nghìn đời. Sau này Lê Thánh Tông có viết bài Miếu vợ chàng Trương nói lên số phận đau đớn của nàng.

   Đau đớn không kém là số phận của người phụ nữ trong thơ của " Bà chua thơ Nôm. " Những người phụ nữ phải sống trong cảnh lấy lẽ thật cay đắng :

   Họ xinh đẹp, thông minh nhưng cuộc sống phụ thuộc, vất vả " bà chìm bảy nổi chin lênh đênh ".

   Nói chung họ bị đè nén, áp bức, họ bị đối xử bất công. Ngang tàng, cứng cỏi như Hồ Xuân Hương, đấu tranh không mỏi mệt, nhưng có lúc phải buột miệng ao ước " Ví đây đổi phận làm trai được. " Muốn làm phận con trai vì phận đàn bà bao giờ cũng đau khổ, bị coi thường.

   Ngoài ra ta còn gặp người phụ nữ sống cô đơn trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, hay người phụ nữ xa chồng mòn mỏi trong nhớ thước ( Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm ), người phụ nữ nghèo khổ với những đứa con nheo nhóc trong Sở kiến hành của Nguyễn Du, tất cả những người phụ nữ ấy đều sống trong đau khổ, nô lệ, bị xã hội đày đọa. Song như những bông sen nở trong bùn lầy, họ vẫn giữ được " tấm lòng son ", giữ được hương thơm ngát của mình.

   Nguyễn Du nói rất đúng và chính xác về số phận phụ nữ trong xã hội nam quyền phong kiến trước kia. Lời nhận xét như chính tâm huyết của tác giả trào ra đầu ngọt bút. Đó là nhận xét bằng con mắt trông cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời.

   Đã mấy trăm năm trồi qua, Nguyễn Du đã trở về với cát bụi, không kịp chứng kiến đổi đời và sự vùng lên đấu tranh của người phụ nữ. Giờ đây người phụ nữ đã đứng lên đòi quyền sống, đòi quyền bình đẳng và họ đã đạt được mơ ước của mình. Người con gái Bắc Giang cũng sát cánh với con trai phá đường chặn giặc :

   Người phụ nữ chờ chồng trong Thăm lúa đã biến nỗi nhớ mong manh thành những vụ mùa say hạt nặng bông, giật giải thi đua cùng người tiền phương. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có bao nhiêu phụ nữ gánh vác việc " ba đảm đang " họ " giỏi tay cày, chắc tay sung ". Phận đàn bà bây giờ không đau đớn nữa mà đang hạnh phúc nở hoa.

   Nguyễn Du từng khóc cho những nàng Kiều, cho những người phụ nữ và cho cả chính mình.

   Nhưng Nguyễn Du ơi xin hãy vui lên, hãy ngậm cười nới chin suối. Những nàng Kiều ngày xưa của ông đã hết đau khổ rồi. Họ không phải là những người " nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa " nữa. Dù không còn đúng hoàn toàn trong xã hội ngày nay, nhưng lời nhận xét của Nguyễn Du vẫn là một tấm lòng đầy ưu ái cảm thông với những người phụ nữ.

Mời bạn tham khảo các bài soạn văn và phân tích khác:

Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán (đầy đủ và ngắn nhất)

Giới thiệu về Nguyễn Du

Tóm tắt truyện Kiều

Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều

Trình bày vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và Kim Trọng

Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều

Phân tích đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều"

Cảm nhận của em về bức tranh "Cảnh ngày xuân"

Phân tích đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Phân tích 8 câu cuối trong đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Phân tích "Mã Giám Sinh mua Kiều"

Phân tích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Phân tích đoạn thơ "Mã Giám Sinh mua Kiều"

Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh

Phân tích nhân vật Kim Trọng

Phân tích nhân vật Từ Hải

Phân tích đoạn thơ "Thúy Kiều báo ân báo oán"

Phân tích cái hay của điệp ngữ "Buồn trông"

Phân tích tinh thần nhân đạo trong "Truyện Kiều"

Bình luận câu thơ "Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Phân tích cảnh chia tay trong hội Đạp Thanh

Giáo sư Đặng Thanh Lê có viết: "Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ". Hãy phân tích một số câu, một số đoạn trong truyện Kiều để làm sáng tỏ nhận xét trên

Phân tích bài thơ "Những điều trông thấy" (Sở kiến hành) của Nguyễn Du

Tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều

Bình luận câu thơ "Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại (Đề 2)

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

shoppe