Đăng ký

Bình giảng một bài thơ thất ngôn bát cú mà em thuộc.

2,466 từ Văn mẫu

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) và Cao Bá Quát (1808 - 1855) là hai nhà thơ lớn nhất trên thi đàn Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ XIX. Nguyễn Công Trứ có tài kinh bang tế thế đã lập nên hao công nghiệp hiển hách, khi về trí sĩ biết gác bỏ danh lợi mà sinh hoạt trong cảnh an nhàn.
Ông để lại một sô' bài thơ chữ Hán, trên 50 bài thơ Nôm, trên 60 bài hát nói và bài phú Hàn nho phong vị phú bằng chữ Nôm. Thơ văn Nguyễn Công Trứ "ý tứ mạnh mẽ, từ điệu rắn rỏi, khiến cho người đọc cũng thấy phấn khởi, hăng hái lên" (Dương Quảng Hàm).
Thời trai trẻ, chật vật trong cảnh nghèo, lận đận trong thi cử, nhưng lúc nào ông cũng hăm hở công danh sự nghiệp, mãi đến năm 42 tuổi mới đỗ giải Nguyên. Đi thi tự vịnh là một bài thơ ứng tác được Nguyễn Công Trứ viết vào thuở hàn vi, trước lúc bước vào trường thi, đua tài đọ trí với các sĩ tử trong khoa thi Hương trường Nghệ An.
Đi thi tự vịnh là một trong nhiều bài thơ nói về chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ.
Hai câu để thể hiện một quyết tâm, một niềm tin của kẻ sĩ trước lúc bước vào hội công danh:
Đi không há lẽ trở về không,
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
"Đi không"  lúc lên đường ứng thí, "không" công danh. Vào trường thi chỉ có một văn tài, một bản lĩnh đua tranh, như cá chép vượt Vũ Môn, tác giả tự tin khẳng định: "há lẽ trở về không". Chữ "không" thứ 2 là không công danh, không sự nghiệp. Chữ "không" thứ 7 là trắng tay, chẳng đỗ đạt gì ! Hai chữ "há lẽ" vang lên như một sự thách thức. "Nợ cầm thư" là nợ đàn sách của sĩ tử ngày xưa. Nợ cầm thư cũng như nợ hút nghiện, nợ đèn sách. "Cầm thư" đã trở thành "cái nợ" vì thế có nghĩa vụ phải trả, phải hoàn thành xong xuôi, sòng phẳng. Tiếng "cái" trong "cái nợ cầm thư" nói lên sức nặng, cái giá ghê gớm của nợ đèn sách, nợ công danh. Câu thơ thứ 2 "Cái nợ cầm thư phải trả xong" với 4 thanh trắc (cái, nợ, phải, trả) làm cho thanh điệu của câu thơ trĩu xuống, 3 thanh hằng (cầm, thư, xong), giọng điệu của câu thơ thanh thoát, nhẹ nhàng. Câu thơ toát lên một sự đĩnh đạc, hào hùng và phơi phới. Đó là sĩ khí của tác giả trước khi bước vào cuộc đọ trí đua tài. Một sĩ tử có tài năng đích thực mới có sự thách thức và niềm Lự tin mạnh mẽ như vậy.

Hai câu trong phần thực, 4 tiếng Hán Việt: Điền viên tuế nguyệt, thân thế, tang bồng được đặt trong thế đối xứng, hài hòa, ý thơ trở nên trang trọng. Thời trai trẻ Nguyễn Công Trứ đã mấy phen nếm cay đắng trong chốn trường thi. 'Thi không ăn ớt thế mà cay" (Tú xương). Có lẽ vì thế đã có lúc, tác giả "Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt", lấy ruộng vườn vui với năm tháng. Nhưng đã trót, đã "Dở đem thân thế hẹn tang bồng. Tang bồng là cung bằng gỗ dâu, lên bằng cỏ bồng, tượng trưng cho chí lớn, sức mạnh vẫy vùng, tung hoành khắp thiên hạ, ôm hoài bão giúp nước, cứu đời. ở trên đã nói đến "nợ cầm thư", ở dưới lại nói "tang bồng", tính hệ thống của ngôn ngữ đã làm hiện lên một tâm thế rất đẹp của một kẻ sĩ mang chí nam nhi, mang nợ tang bồng muốn thi thố tài năng với đời. Trong thơ, Nguyễn Công Trứ nhiều lần nhắc đến "nợ cầm thu, chí tang bồng, chí nam nhi" với tất cả niềm tự hào và niềm vui phơi phới:
Chí tang bồng hẹn với giang san,
Đường trung, hiếu, chữ quân thân lù gánh vác.
Nợ sách đèn đem nghiên bút trả xong,
Cầu xe ngựa lúc đi về mới tỏ....
(Nợ tang bồng).
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể...
(Chí anh hùng)
Mở rộng ý thơ nói về nợ tang bồng, nợ cầm thư ở hai phần trước, Nguyễn Công Trứ nói lên một lẽ sống đẹp, một mục đích sống cao cả trong phần luận. Đã hai thế kỉ nay, câu thơ của Nguyễn Công Trứ được mến mộ, được truyền tụng như một châm ngôn về hoài bão công danh: 

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Với kẻ sĩ đi thi, "phải có danh" trước hết là đỗ đạt, được ghi tên vào bảng vàng bia đá, được vinh quy bái tổ "võng anh đi trước, võng nàng theo sau". "Phải có danh gì với núi sông" là có tài năng đích thực, giúp vua, giúp nước, cứu đời, cứu dân. Có danh là có tài kinh bang tế thế, trị loạn, an dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Kẻ tầm thường không có danh mà chỉ có lợi. Kẻ sĩ chân chính, có tài, có lẽ sống, có hoài bão trang trải nợ cầm thư, nợ tang bồng mới có danh tiếng, danh vọng, để lại tiếng thơm cho đời, lưu danh trong sử sách, làm rạng rỡ mẹ cha, dòng họ và quê hương. Trong xã hội phong kiến, có đi thi đỗ đạt, đỗ cử nhân, tiến sĩ mới đuợc ra làm quan để giúp nước, cứu đời, để "có danh" với thiên hạ.
Với Nguyễn Công Trứ, công danh luôn gắn liền với đạo làm con, đạo làm tôi: "Tang bồng hồ nhỉ nam nhi trái ,Cái công danh là cái nợ nần Nặng nề thay hai chữ: quân thân Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ !" (Trên vì nước, dưới vì nhà). Với Nguyễn Công Trứ người quân tử, đấng trượng phu, trang nam nhi là phải "có danh", bởi lẽ:
Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn...
Trong vũ trụ đã đành phận sự
Phải có danh mà đối với núi sông...
Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,
Không công danh thời nát với cỏ cây...
v.v...
Nguyễn Công Trứ là một tài năng đích thực: "Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông ... Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Củ khi về Phủ doãn Thừa Thiên...".
Chính ông đã di dân, khẩn hoang, lập ra 2 huyện Tiền Hải (Thái Bình và Kim Sơn (Ninh Bình). Như vậy, Nguyễn Công Trứ là một con người có công danh; ông đã sống một đời sống phong phú, mãnh liệt như câu thơ ông đã viết. Chẳng thế mà năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược nước ta, đánh vào bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, lúc bấy giờ Nguyễn Công Trứ đã 80 tuổi vẫn xin vua Tự Đức cho cầm quân ra trận đánh giặc. Mặc dù chữ "danh" trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ mang ý thức hệ phong kiến nhưng khá tích cực, còn có nhiều ý nghĩa đối với chúng ta trong việc nỗ lực học tập thành tài để phục vụ sự nghiệp đổi mới, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 

Hai câu kết thể hiện khẩu khí của một con người giàu tài năng, rất tự tin, luôn luôn hướng về phía trước với tất cả tinh thần lạc quan mà lí tưởng cuộc đời đã lựa chọn:
Trong cuộc trần ai ai dễ biết Rồi ra mới biết mặt anh hùng.
Câu cuối có văn bản khác ghi là: "Rồi ra mới tỏ mặt anh hùng". Có lẽ chữ "tỏ" đúng hơn, hay hơn. "Tỏ" là sáng tỏ, là hiện lên rõ ràng. Chữ "tỏ" mới thể hiện được niềm tự hào của con người "đi thi tự vịnh". Hai chữ "ai" dùng rất thần tình. "Trần ai" là bụi bặm, chỉ cuộc đời gian nan khổ sở. Chữ "ai" trong "ai dễ biết" là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, là các sĩ tử đang cùng tác giả vác lều chõng đi thi, là mọi người trong thiên hạ. Câu thơ ẩn chứa một sự thách thức, đua tài. Xưa nay, đã mấy ai trước lúc đi thi dám nói bằng cái giọng điệu như nhà thơ Nguyễn Công Trứ?
Bài thơ Đi thi tự vịnh là bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ thời hàn vi, thuở lều chõng. Bài thơ cho ta thấy một con người có tài năng, giàu chí khí, có lí tưởng và hoài bão đẹp về công danh, tự tin và lạc quan trong học tập và thi cử. Con người ấy đáng để ta học tập.
Thi cử là chuyện muôn đời của sĩ tử, của học trò. Có thì là có đỗ, có hỏng. Có nhà thơ "Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy!" (Tú Xương). Có cụ Tam nguyên Yên Đổ: "Cưỡi đầu người kể đã ba phen".
Bài thơ hay ở giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng; hay ở cách dùng từ. Có chữ thuần Nôm bình dị: há lẽ, rắp, dở, ai dễ biết, rồi ra. Có từ Hán Việt gợi tả sự trang trọng, tự hào: "cầm thư, điền viên, tuế nguyệt, tang bồng, danh, trần ai, anh hùng.
Đối với học sinh chúng ta, sức hấp dẫn của bài thơ là ở 2 câu trong phần luận, đó là 2 câu thơ tuyệt cú sáng bừng lên như một câu danh ngôn:
Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

"Núi sông" là đất nước, ngày nay là Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần có nhiều tài năng lỗi lạc "có danh" và làm nên sự nghiệp lớn "đào núi và lấp biển" như Bác Hồ đã dạy thanh niên.

 

shoppe