Học viện Báo chí và tuyên truyền - Academy of Journalism and Communication (AJC)
Mã trường: HBT
Địa chỉ: 36 Đường Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84-(0)4-833 0963
Ngày thành lập: Ngày 16 tháng 1 năm 1962
Loại hình: Công lập
Trực thuộc: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Quy mô: gần 400 giảng viên
Website: www.ajc.hcma.vn/
THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2019 - HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà nội
Học viện Báo chí và tuyên truyền là trường đại học trọng điểm của quốc gia tại Việt Nam. Trường nằm trên địa bàn Hà Nội và có duy nhất một cơ sở tại Hà Nội. Với nhiệm vụ đào tạo cho xã hội một nguồn nhân lực chất lượng về lĩnh vực báo chí, truyền thông, đa dạng các ngành có liên quan
I. Giới thiệu chung
Tên Tiếng việt : HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Tên Tiếng anh: Academy of journalism & communication
Mã trường học viện báo chí và tuyên truyền: HBT
Địa chỉ: 36 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Email: [email protected] - [email protected]
Điện thoại: 84-04-37.546.963
Fax: 84-4-37548949
Sơ đồ trường
II. Học viện Báo chí và tuyên truyền điểm chuẩn 2018
1. Điểm chuẩn năm 2018
Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2018
=>> Nhận xét: Ngành Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông Marketing ( chất lượng cao ) là ngành có số điểm chuẩn cao nhất là 30.75 (Mã tổ hợp D78, Tiếng anh nhân hệ số 2
Những ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Ngành Quản lý công, Ngành chính trị học, Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh có mức điểm trúng tuyển là 16.00 ( Không nhân hệ số 2 môn chính )
2. Điểm chuẩn năm 2017
Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2017
=>> Nhận xét: Ngành có điểm chuẩn cao nhất là ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam với số điểm là 34.75 ( tổ hợp môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong đó môn Lịch sử nhân hệ số 2 )
Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là ngành Quay phim truyền hình với số điểm là 18 điểm ( M24 )
3. Điểm chuẩn năm 2016
Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2016
=>> Nhận xét: Ngành Quản hệ công chúng có điểm trúng tuyển cao nhất là 30.5 ( Đối với tổ hợp môn: AVD, AVS )
Điểm trúng tuyển thấp nhất là 17.5 đối với một số ngành như: Triết học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh
III. Tuyển sinh hệ đại học chính quy trường học viện Báo chí và tuyên truyền Hà nội năm 2019
Học viện báo chí và tuyên truyền tuyển sinh 2018 đã có nhiều sự thay đổi so với Học viện báo chí và tuyên truyền tuyển sinh 2017. Nhưng theo dự kiến, thì còn nhiều sự khác biệt vào năm 2019
1. Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT
2. Phạm vi tuyển sinh
Thí sinh trên toàn quốc
3. Chỉ tiêu tuyển sinh
Tổng chỉ tiêu: 1950
TT | Ngành học | Mã ngành | Mã chuyên ngành | Chỉ tiêu | Tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển |
1 | Báo chí, chuyên ngành Báo in |
| 602 | 50 | - Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán (R15) - Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh (R05) - Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học tự nhiên (R06) - Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội (R16) |
2 | Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh |
| 604 | 50 | |
3 | Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình |
| 605 | 50 | |
4 | Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử |
| 607 | 50 | |
5 | Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình chất lượng cao |
| 608 | 40 | |
6 | Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử chất lượng cao |
| 609 | 40 | |
7 | Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí |
| 603 | 40 | - Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán (R07) - Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh (R08) - Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học tự nhiên (R09) - Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học xã hội (R17) |
8 | Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình |
| 606 | 40 | - Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán (R11) - Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh (R12) - Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Khoa học tự nhiên (R13) - Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Khoa học xã hội (R18) |
9 | Truyền thông đại chúng | 7320105 |
| 100 | Nhóm 2: - Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội (C15) - Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên (A16) - Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
10 | Truyền thông đa phương tiện | 7320104 |
| 50 | |
11 | Triết học | 7229001 |
| 40 | |
12 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 729008 |
| 40 | |
13 | Kinh tế chính trị | 7310102 |
| 40 | |
14 | Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế |
| 527 | 100 | |
15 | Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao) |
| 528 | 40 | |
16 | Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý |
| 529 | 50 | |
17 | Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước | 7310202 |
| 50 | |
18 | Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa |
| 530 | 50 | |
19 | Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển |
| 531 | 50 | |
20 | Chính trị học, chuyên ngành Quản lý xã hội |
| 532 | 50 | |
21 | Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh |
| 533 | 40 | |
22 | Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển |
| 535 | 50 | |
23 | Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công |
| 536 | 40 | |
24 | Chính trị học, chuyên ngành Truyền thông chính sách |
| 538 | 50 | |
25 | Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản |
| 801 | 50 | |
26 | Xuất bản, chuyên ngành Xuất bản điện tử |
| 802 | 50 | |
27 | Xã hội học | 7310301 |
| 50 | |
28 | Công tác xã hội | 7760101 |
| 50 | |
29 | Quản lý công | 7340403 |
| 50 | |
30 | Quản lý nhà nước | 7310205 |
| 50 | |
31 | Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 7229010 |
| 40 | Nhóm 3: - Ngữ văn, LỊCH SỬ, Địa lý (C00) - Ngữ văn, LỊCH SỬ, Toán (C03) - Ngữ văn, LỊCH SỬ, Tiếng Anh (D14) - Ngữ văn, LỊCH SỬ, Giáo dục công dân (C19) |
32 | Truyền thông quốc tế | 7320107 |
| 50 |
|
33 | Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại |
| 610 | 50 |
|
34 | Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế |
| 611 | 50 | Nhóm 4: - TIẾNG ANH, Ngữ văn, Toán (D01) - TIẾNG ANH, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (D72) - TIẾNG ANH, Ngữ văn, Khoa học xã hội (D78) |
| Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao) |
| 614 | 40 | |
35 | Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp |
| 615 | 50 | |
36 | Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông marketing (chất lượng cao) |
| 616 | 40 | |
37 | Quảng cáo | 7320110 |
| 80 | |
38 | Ngôn ngữ Anh | 7220201 |
| 50 |
4. Phương thức tuyển sinh
4.1 Kết hợp thi tuyển và xét tuyển
Áp dụng đối với ngành Báo chí : nhà trường sẽ tổ chức môn thi: Năng khiếu báo chí - tổ chức
Điểm xét tuyển là điểm thi Năng khiếu báo chí + điểm thi THPT Quốc gia ( 2 môn khác nhau theo từng tổ hợp )
4.2 Xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia
-
Đối với ngành Truyền thông đại chúng, đa phương tiện, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước
-
Đối với ngành Lịch sử
-
Đối với ngành: Truyền thông quốc tế, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ
-
Với từng nhóm ngành sẽ có tổ hợp môn xét tuyển khác nhau, cụ thể như sau:
Nhóm ngành | Môn bắt buộc (A) | Môn tự chọn (B) (chọn 1 trong các bài thi/môn thi dưới đây) | Môn Năng khiếu (C) | Điểm xét tuyển |
1 | Ngữ văn | Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội | Năng khiếu báo chí | A + B + C |
2 | Ngữ văn + Toán | Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh, Khoa học xã hội | - | A + B |
3 | Ngữ văn + LỊCH SỬ (hệ số 2) | Địa lý, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân | - | A + B |
4 | Ngữ văn + TIẾNG ANH (hệ số 2) | Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội | - | A + B |
Học viện quy định đổi chứng chỉ tiếng anh sang điểm để xét tuyển cụ thể như sau:
STT | Mức điểm chứng chỉ tiếng Anh | Điểm quy đổi để xét tuyển sinh | ||
TOEFL ITP | TOEFL iBT | IELTS | ||
1 | 475 - 499 | 53 - 60 | 4.5 | 7,0 |
2 | 500 - 524 | 61 - 68 | 5.0 | 8,0 |
3 | 525 - 549 | 69 - 76 | 5.5 | 9,0 |
4 | ≥ 550 | ≥ 77 | ≥ 6.0 | 10,0 |
4.3 Xét tuyển theo học bạ THPT
-
Đối với thí sinh trường chuyên/ năng khiếu của tỉnh có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt ( cả 3 năm ) được xét tuyển vào tất cả các ngành
* Ghi chú: Những thí sinh xét tuyển ngành Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí ( đạt từ 5/10 trở lên)
-
Đối với thí sinh các trường công lập khác có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt ( cả 3 năm ) được xét tuyển vào các ngành: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước, Lịch sử.
5. Điều kiện ĐKXT
- Có kết quả xếp loại học lực ( cả 3 năm THPT ) đạt 6,0 trở lên;
- Hạnh kiểm loại Khá trở lên ( cả 3 năm THPT )
- Thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) yêu cầu: không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình.
- Thí sinh đăng ký xét tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có những yếu tố sau: sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên
6. Tổ chức tuyển sinh
6.1 Thời gian ĐKXT và thi Năng khiếu báo chí
* Đối với ngành Báo chí:
+ Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 06/5 đến hết ngày 15/6/2019.
+ Thi môn Năng khiếu báo chí ngày 08/7 và 09/7/2019:
+ Công bố kết quả thi vào ngày 13/7/2019.
* Đối với thí sinh xét tuyển căn cứ kết quả thi THPTQG: Như Bộ đã quy định
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo học bạ:
Nộp hồ sơ từ 06/5 đến 15/6/2019. Kết quả sẽ được thông báo vào ngày 15/7/2019. Và yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học trước 17h00 ngày 30/7/2019.
* Xét quy đổi điểm Ielts/Toefl: Từ 06/5 đến hết ngày 15/6/2019 thí sinh nộp bản sao công chứng chứng chỉ
6.2 Hình thức nhận hồ sơ
Cách 1: Thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện bằng chuyển phát nhanh
Cách 2: Nộp trực tiếp tại Học viện ( Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Báo chí và tuyên truyền, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội )
Yêu cầu: Bên ngoài phong bì ghi rõ: Hồ sơ tuyển sinh đại học 2019
7. Hồ sơ, lệ phí xét tuyển
Lệ phí xét tuyển: Áp dụng theo quy định của Bộ
Thí sinh đăng ký thi tuyển ngành Báo chí nộp lệ phí: 300.000đ/hồ sơ.
-
Nếu đăng ký 02 bài thi Năng khiếu báo chí nộp: 500.000đ/hồ sơ còn đối với 03 bài thi thì nộp: 700.000đ/hồ sơ
8. Chính sách ưu tiên xét tuyển
-
Đối tượng: Là những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia không sử dụng quyền tuyển thẳng vào các ngành mà Bộ đã quy định nhưng được ưu tiên xét tuyển vào các ngành khác.
Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên mà đăng ký ngành Báo chí vẫn phải tham dự kỳ thi Năng khiếu báo chí ( đạt 5/10 điểm trở lên )
-
Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển: Không hạn chế.
IV. Học phí học viện Báo chí và tuyên truyền hà nội năm 2018-2019
1. Mức học phí sinh viên hệ đại học chính quy tập trung
-
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Văn hóa phát triển, Chính sách công, Quản lý nhà nước, Quản lý xã hội, Thông tin đối ngoại, Quan hệ chính trị và truyền thống quốc tế, Quản lý công, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Báo in, Ảnh báo chí, Báo Phát thanh, Báo truyền hình, Quay phim truyền hình, Báo mạng điện tử: 257.700 đ/tín chỉ (x) 20 tín chỉ=5.154.000 đ
-
Chuyên ngành: Xã hội học, Công tác xã hội, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Xuất bản: 261.400 đ/tín chỉ (x) 20 tín chỉ = 5.228.000 đ
-
Chuyên ngành Quản lý hoạt động TT-VH: 254.200đ/tín chỉ (x) 20 tín chỉ = 5.084.000 đ
-
Chuyên ngành Chính trị phát triển: 250.700đ/tín chỉ (x) 20 tín chỉ = 5.014.000 đ
-
Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh: 252.400đ/tín chỉ (x) 20 tín chỉ = 5.048.000 đ
-
Chuyên ngành Xây dựng Đảng và QNNN: 249.000đ/tín chỉ (x) 20 tín chỉ = 4.980.000 đ
-
Chuyên ngành Truyền thông quốc tế: 271.100đ/tín chỉ (x) 20 tín chỉ = 5.422.000 đ
-
Chuyên ngành Truyền thông chính sách: 281.500đ/tín chỉ (x) 20 tín chỉ = 5.630.000 đ
-
Chuyên ngành Kinh tế và quản lý: 281.500đ/tín chỉ (x) 20 tín chỉ = 5.630.000 đ
2. Thu học phí qua ngân hàng
Thu học phí của trường được thực hiện qua 2 kênh:
-
Kênh chuyển tiền tại quầy
Nội dung giấy nộp tiền/lệnh chi nộp cho nhân viên ngân hàng cần có những thông tin như sau:
-
Tên tài khoản: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
-
Số tài khoản: 129000000476
-
Tại: Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh TP Hà Nội
-
Nội dung chuyển tiền: Tên sinh viên…. lớp…. mã sinh viên…. học phí học kỳ….. năm học…
-
Kênh thanh toán Internet Banking
Sinh viên mở tài khoản ngân hàng tại Vietinbank và đăng ký sử dụng dịch vụ Internetbanking. Sinh viên truy cập website: https://ebanking.vietinbank.vn/ipay chọn menu Chuyển khoản -> chuyển tới số tài khoản tại vietinbank -> chọn tài khoản chuyển -> Nhập tài khoản nhập -> nhập số tiền chuyển -> nhập nội dung như sau: Tên SV…. lớp…. mã SV… học phí học kỳ.. năm học
=> Chọn chấp nhận: hệ thống sẽ gửi một mã xác nhận tới số điện thoại và nhập mã xác nhận vào hệ thống để xác nhận nộp học phí thành công
Các lưu ý
-
Không thu trực tiếp tại trường
-
Vietinbank Hà Nội miễn phí mở tài khoản và làm thẻ Sinh viên tích hợp thẻ ATM
-
Khi chuyển khoản yêu cầu sinh viên ghi đầy đủ thông tin cá nhân
( Họ tên, lớp, mã sinh viên …) để ngân hàng cơ sở nhập dữ liệu. Và nhà trường cũng kiểm soát được những sinh viên không tuân thủ theo đúng quy định của nhà trường
V. Các ngành học viện Báo chí và tuyên truyền
-
Báo chí, chuyên ngành Báo in
-
Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh
-
Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình
-
Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử
-
Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình chất lượng cao
-
Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử chất lượng cao
-
Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí
-
Báo chí, chuyên ngành quay phim truyền hình
-
Truyền thông đại chúng
-
Truyền thông đa phương tiện
-
Triết học
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học
-
Kinh tế chính trị
-
Kinh tế, chuyên ngành quản lý kinh tế
-
Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và quản lý ( chất lượng cao )
-
Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và quản lý
-
Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước
-
Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa
-
Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển
-
Chính trị học, chuyên ngành Quản lý xã hội
-
Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
-
Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển
-
Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công
-
Chính trị học, chuyên ngành Truyền thông chính sách
-
Xuất bản
-
Xã hội học
-
Công tác xã hội
-
Quản lý công
-
Quản lý nhà nước
-
Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Truyền thông quốc tế
-
Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại
-
Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế
-
Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu ( chất lượng cao)
-
Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp
-
Quan hệ công chúng, chuyên ngành truyền thông Marketing ( chất lượng cao )
-
Quảng cáo
-
Ngôn ngữ Anh
VI. Quy mô trường
1. Lịch sử hình thành
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở hợp nhất của 3 trường: Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và Trường Đại học Nhân dân.Trường trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, trường được thành lập vào ngày 16-01-1962. Từ đó, lấy ngày 16-01 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Trường. Học viện Báo chí và Tuyên truyền được gọi chính thức từ tháng 6/ 2005 cho đến nay
2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh
Trường là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo mang trong mình sứ mệnh thành trường đại học trọng điểm của cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam. Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng- văn hóa, cán bộ báo chí, biên tập viên xuất bản, …. Góp phần xây dựng công tác Đảng, đường lối của Đảng và chính quyền nhà nước, báo chí -truyền thông, tư tưởng - văn hóa, khoa học và xã hội nhân văn khác. Tạo ra những nguồn nhân lực tốt nhất xây dựng cộng đồng và xã hội phát triển
3. Thành tích
Trải qua hơn 55 năm hình thành và phát triển không ngừng, nhà trường, giảng viên và sinh viên cũng là đạt được những thành tích đáng tự hào
Về phía nhà trường, được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao thưởng nhiều danh hiệu và huân chương như:
-
Huân chương Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập
-
Huân chương Độc lập hạng Nhì nhân kỷ niệm 30 năm thành lập (1992)
-
Huân chương Độc lập hạng Nhất nhân kỷ niệm 40 năm thành lập trường (năm 2002);
-
Huân chương Lao động hạng Ba do trao tặng cho Công đoàn trường năm 2000;
-
Bằng khen của Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Quận (huyện) dành tặng cho các tập thể, đoàn thể chính trị xã hội hoạt động xuất sắc
Bên cạnh những thành tích mà nhà trường đạt được thì cũng có rất nhiều cán bộ tham gia nghiên cứu và giảng dạy cũng được nhận nhiều phần thưởng cao quý như:
-
3 cán bộ được nhận Huân chương Độc lập hạng III;
-
219 cán bộ được nhận Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng I, II, III;
-
Danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" được dành cho 3 cán bộ
-
Huy chương "Vì sự nghiệp Giáo dục" được trao tặng cho 184 cán bộ
-
Huy chương "Vì sự nghiệp Công đoàn" được trao tặng cho 38 cán bộ
-
Huy chương "Vì sự nghiệp Báo chí" được trao tặng cho 10 cán bộ
-
Huy chương "Vì sự nghiệp Bảo vệ Thủ đô" được trao tặng cho 3 cán bộ
-
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được trao tặng cho 2 cán bộ
4. Cơ sở vật chất
Hội trường lớn Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
5. Đội ngũ nhân sự, cán bộ giảng viên
Hiện nay, Đội ngũ nhân sự, cán bộ giảng viên của học viện có 413 người (trong đó có 242 cán bộ là giảng viên)
Đội ngũ trực tiếp giảng dạy có 01 giáo sư, 40 phó giáo sư, 82 tiến sĩ, 226 thạc sĩ, 42 cử nhân, 22 khác.
Nhà trường rất quan tâm đến việc chất lượng giảng dạy nên cũng mời nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, và các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực lý luận chính trị và báo chí, truyền thông. Ngoài việc tham gia trực tiếp giảng dạy thì còn hướng dẫn sinh viên viết luận án, luận văn, tham gia vào các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.
Trên đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được. Mong rằng những gì về trường học viện báo chí và tuyên truyền mà các bạn đọc được sẽ mang đến đến cho các bạn những sự lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai của bản thân. Cảm ơn và mong nhận được sự đóng góp từ phía các bạn để chúng tôi hoàn thiện bài viết của mình hơn nữa