Thông tin tuyển sinh Đại học Thăng Long

Đại học Thăng Long - Thang Long University (TLU)

Thông tin chung

Mã trường: DTL

Địa chỉ: Đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84.4 38587346

Ngày thành lập: 1988

Loại hình: Dân lập

Trực thuộc: Thủ tướng Chính phủ

Quy mô: Khoảng 1.200 giảng viên và khoảng 18.000 sinh viên

Website: www.thanglong.edu.vn/

THÔNG TIN TUYỂN SINH MỚI NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NĂM HỌC 2019

Trường Đại học Thăng Long - một môi trường đào tạo vô cùng hiện đại tuy không phải là trường top về đào tạo ở Hà Nội, nhưng hệ thống cơ sở vật chất lại là niềm mơ ước với nhiều học viên đang có ý định theo học. Khi theo học tại nơi đây bạn hoàn toàn được hưởng rất nhiều đặc quyền mà chỉ trường Đại học dân lập Thăng Long mới có thể mang lại, không những thế cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường còn rất tốt.

Đại học Thăng Long

Đại học Thăng Long

Nội dung chính

  1. I. Giới thiệu trường Đại học Thăng Long
  2. II. Học phí trường Đại học Thăng Long năm 2018-2019
    1.     1. Mức học phí
    2.     2. Hình thức thu học phí
    3.     3. Những lưu ý
  3. III. Điểm chuẩn Đại học Thăng Long
    1.     1. Điểm chuẩn năm 2018
    2.     2. Điểm chuẩn năm 2017
    3.     3. Điểm chuẩn năm 2016
  4. IV. Các ngành đào tạo hệ đại học chính quy trường Đại học Thăng Long
    1.     1. Hệ đào tạo đại học chính quy
    2.     2. Hệ cao học
  5. V. Tuyển sinh Đại học Thăng Long năm 2019
    1.     1. Đối tượng tuyển sinh
    2.     2. Phạm vi tuyển sinh
    3.     3. Chỉ tiêu và mã ngành tuyển sinh
    4.     4. Phương thức tuyển sinh
      1.     4.1. Hệ chính quy
        1.     4.1.1. Xét tuyển dựa vào điểm thi THPT Quốc gia 2019
        2.     4.1.2. Xét tuyển dựa vào học bạ THPT kết hợp thi môn năng khiếu
      2.     4.4. Hệ liên thông ngành Điều dưỡng
    5.     5. Điều kiện ĐKXT
    6.     6. Các thông tin khác
    7.     7. Tổ chức tuyển sinh
    8.     8. Chính sách ưu tiên
    9.     9. Lệ phí tuyển sinh
    10.     10. Tuyển sinh đợt bổ sung
    11.     11. Thông tin liên hệ
  6. VI. Quy mô trường Đại học Thăng Long
    1.     1. Lịch sử hình thành
    2.     2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh
    3.     3. Phương pháp đào tạo
    4.     4. Cơ sở vật chất
    5.     5. Đội ngũ nhân sự, cán bộ giảng viên
    6.     6. Hoạt động sinh viên
    7.     7. Hợp tác quốc tế
    8.     8. Học bổng

I. Giới thiệu trường Đại học Thăng Long

Tên đầy đủ: Đại học Thăng Long

Tên tiếng Anh: Thang Long University

Mã trường Đại học Thăng Long: DTL

Địa chỉ trường Đại học Thăng Long: Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: (84-24) 38 58 73 46 

Fax: (84-24) 35 63 67 75 

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/thanglonguniversity/

Cổng thông tin Đại học Thăng Long: www.//thanglong.edu.vn   

Sơ đồ Đại học Thăng Long

Sơ đồ trường Đại học Thăng Long

Logo  Đại học Thăng Long

Logo trường Đại học Thăng Long

II. Học phí trường Đại học Thăng Long năm 2018-2019

    1. Mức học phí

Vì đây là ngôi trường đại học dân lập nên mức học phí là 18 triệu 1 năm đối với các ngành chung. Riêng ngàng ngôn ngữ Nhật và ngành quản trị dịch vụ du lịch là 20 triệu 1 năm. Ngành ngôn ngữ anh và ngành điều dưỡng là 19 triệu 1 năm. Mức học phí của năm sau sẽ được điều chỉnh tăng khoảng 5% so với năm liền kề trước đó. Tức là học phí năm sau sẽ khoảng 18.9 triệu đối với các ngành chung.

    2. Hình thức thu học phí

Thí sinh sẽ lựa chọn một trong hai hình thức thu học phí như sau:

Ủy nhiệm chi tự động: Hình thức được áp dụng đối với những sinh viên đã mở tài khoản của ngân hàng BIDV tại trường, đã khai báo số tài khoản BIDV có sẵn. Khi đi nộp học phí, yêu cầu sinh viên phải đảm bảo số dư trong tài khoản của mình (sau khi trừ đi các khoản phí khi duy trì thẻ ATM) lớn hơn hoặc bằng số tiền học phí phải nộp.

Khi duy trì thẻ ATM, các khoản phí tối thiểu phải có trong thẻ yêu cầu bao gồm:

            - Phí duy trì tài khoản: 50.000 đ. Số tiền này sẽ là số dư tối thiểu để duy trì thẻ và chủ tài khoản sẽ nhận lại khi đóng tài khoản ngân hàng.

            - Phí nhắn tin: 8.800 đ/ tháng

            - Phí quản lý tài khoản: Phí quản lý tài khoản sẽ trừ hai đợt trong năm vào tháng 6 và tháng 12, mỗi đợt 13.200 đ

Chuyển khoản tại quầy giao dịch của các ngân hàng: Áp dụng đối với những sinh viên nếu chưa có tài khoản tại BIDV và chưa khai báo thông tin tài khoản BIDV đã có và các sinh viên sẽ chuyển tiền vào số tài khoản của nhà trường theo địa chỉ như sau:

  • Tên tài khoản: Trường Đại học Thăng Long
  • Số tài khoản: 1241 0000 53 53 55
  • Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hoàn KiếmLưu ý: 

Sinh viên khi chuyển khoản tại quầy giao dịch yêu cầu phải ghi rõ MSV, họ và tên, kỳ, nhóm, năm nộp học phí.

Sinh viên không được chuyển khoản từ bất cứ cây ATM, POS nào vì như vậy sẽ không có thông tin tên và MSV nên Nhà trường không ghi nhận đã nộp học phí.

Sinh viên chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của nhà trường, nên đến quầy giao dịch của BIDV để biết được chính xác số tiền cần nộp và không phải mất phí nộp tiền vào tài khoản đóng học phí.

Sinh viên nộp tiền sau 02 ngày mà không nhận được tin nhắn trừ tiền đã nộp học phí thì phải đến ngay phòng Tài vụ để được giải đáp kịp thời.

        3. Những lưu ý

    Sau 5 đợt thu học phí muộn được quy định ở trên nhà trường không giải quyết bất kỳ trường hợp nào.

    Sinh viên bắt buộc phải kiểm tra Thời khóa biểu cá nhân và số tiền phải nộp trên trang web: http://dkonline.thanglong.edu.vn trước khi nộp tiền.

    Sau đợt 5 nếu sinh viên không hoàn thành học phí học kỳ1 (nhóm1) năm học 2018 - 2019, xem như tự ý thôi học, có mã nợ học phí (NHP) và không được dự thi trong học kỳ đó.

    III. Điểm chuẩn Đại học Thăng Long

        1. Điểm chuẩn năm 2018

    STT

    Mã ngành

    Tên ngành

    Tổ hợp môn

    Điểm chuẩn

    Ghi chú

    1

     

    Khối ngành Toán - Tin học

     

    ---

     

    2

    7460112

    Toán ứng dụng

    A00; A01

    15

    (Toán là môn chính, hệ số 2)

    3

    7480101

    Khoa học máy tính

    A00; A01

    15

    (Toán là môn chính, hệ số 2)

    4

    7480102

    Truyền thông và mạng máy tính

    A00; A01

    15

    (Toán là môn chính, hệ số 2)

    5

    7480104

    Hệ thống thông tin

    A00; A01

    15

    (Toán là môn chính, hệ số 2)

    6

     

    Khối ngành Kinh tế - Quản lý

     

    ---

     

    7

    7340301

    Kế toán

    A00; A01; D01; D03

    17

    Điểm Toán

    8

    7340201

    Tài chính - Ngân hàng

    A00; A01; D01; D03

    17.1

    Điểm Toán

    9

    7340101

    Quản trị kinh doanh

    A00; A01; D01; D03

    17.6

    Điểm Toán

    10

    7810103

    Quản trị dịch vụ du lịch - Lữ hành

    A00; A01; D01; D03

    17.75

    Điểm Toán

    11

     

    Khối ngành Ngoại ngữ

     

    ---

     

    12

    7220201

    Ngôn ngữ Anh

    D01

    17.6

    Điểm Tiếng Anh

    13

    7220204

    Ngôn ngữ Trung Quốc

    D01; D04

    19.6

    Điểm Ngoại ngữ

    14

    7220209

    Ngôn ngữ Nhật

    D01; D06

    19.1

    Điểm Ngoại ngữ

    15

    7220210

    Ngôn ngữ Hàn Quốc

    D01

    19.3

    Điểm Tiếng Anh

    16

     

    Khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn

     

    ---

     

    17

    7310630

    Việt Nam học

    C00; D01; D03; D04

    17

    Điểm Ngữ văn

    18

    7760101

    Công tác xã hội

    C00; D01; D03; D04

    16

    Điểm Ngữ văn

    19

     

    Khối ngành Khoa học sức khỏe

     

    ---

     

    20

    7720301

    Điều dưỡng

    B00

    15

    Điểm Sinh học

    21

    7720701

    Y tế công cộng

    B00

    15

    Điểm Sinh học

    22

    7720802

    Quản lý bệnh viện

    B00

    15

    Điểm Sinh học

    23

    7720401

    Dinh dưỡng

    B00

    15

    Điểm Sinh học

    Trên đây là thông tin điểm chuẩn trường Đại học Thăng Long Hà Nội  2018. Có thể thấy điểm chuẩn của trường không có sự thay đổi nhiều giữa các ngành và dao động từ 15 đến 19.6 điểm

        2. Điểm chuẩn năm 2017

    STT

    Mã ngành

    Tên ngành

    Tổ hợp môn

    Điểm chuẩn

    Ghi chú

    1

    7210205

    Thanh nhạc

     

    ---

     

    2

    7220201

    Ngôn ngữ Anh

    D01

    19

    Tiêu chí phụ: Điểm tiếng Anh; Thang điểm 30.

    3

    7220204

    Ngôn ngữ Trung Quốc

    D01, D04

    19

    Tiêu chí phụ: Điểm ngoại ngữ; Thang điểm 30.

    4

    7220209

    Ngôn ngữ Nhật

    D01, D06

    18

    Tiêu chí phụ: Điểm ngoại ngữ; Thang điểm 30.

    5

    7220210

    Ngôn ngữ Hàn Quốc

    D01

    20

    Tiêu chí phụ: Điểm Tiếng Anh; Thang điểm 30.

    6

    7310630

    Việt Nam học

    C00, D01, D03, D04

    ---

     

    7

    7340101

    Quản trị kinh doanh

    A00, A01, D01, D03

    17.25

    Tiêu chí phụ: Điểm Toán; Thang điểm 30.

    8

    7340201

    Tài chính – Ngân hàng

    A00, A01, D01, D03

    17.25

    Tiêu chí phụ: Điểm Toán; Thang điểm 30.

    9

    7340301

    Kế toán

    A00, A01, D01, D04

    17.25

    Tiêu chí phụ: Điểm Toán; Thang điểm 30.

    10

    7460112

    Toán ứng dụng

    A00; A01

    15.5

    Tiêu chí phụ: Điểm Toán; Thang điểm 30.

    11

    7480101

    Khoa học máy tính

    A00; A01

    15.5

    Tiêu chí phụ: Điểm Toán; Thang điểm 30.

    12

    7480102

    Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

    A00; A01

    15.5

    Tiêu chí phụ: Điểm Toán; Thang điểm 30.

    13

    7480104

    Hệ thống thông tin

    A00; A01

    15.5

    Tiêu chí phụ: Điểm Toán; Thang điểm 30.

    14

    7720301

    Điều dưỡng

    B00

    15.75

    Tiêu chí phụ: Điểm Sinh học; Thang điểm 30.

    15

    7720401

    Dinh dưỡng

    B00

    ---

     

    16

    7720701

    Y tế công cộng

    B00

    ---

     

    17

    7720802

    Quản lý bệnh viện

    B00

    ---

     

    18

    7760101

    Công tác xã hội

    C00; D01; D03; D04

    18

    Tiêu chí phụ: Điểm Ngữ Văn; Thang điểm 30.

    19

    7810103

    Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

    A00, A01, D01, D03

    ---

     

    Trên đây là thông tin Đại học Thăng Long điểm chuẩn 2017. Nhận thấy mức điểm chuẩn chung cho các ngành là 15,5 điểm và bên cạnh đó là các điều kiện đi kèm mà thí sinh cần lưu ý.

        3. Điểm chuẩn năm 2016

    Tên ngành xét tuyển

    xét tuyển

    Tổ hợp môn

    xét tuyển

    Điểm trúng tuyển theo thang điểm 10

    Tương đương với tổng điểm

    Khối ngành Toán - Tin học

    Toán ứng dụng

    DTL_TT01

    TOÁN, Lý, Hóa

    TOÁN, Lý, Anh

    (Toán là môn chính,

    hệ số 2)

    5.28

    21.12

    Khoa học máy tính

    Truyền thông và mạng máy tính

    Hệ thống thông tin

    Khối ngành Kinh tế - Quản lý

    Kế toán

    DTL_KQ01

    Toán, Lý, Hóa

    Toán, Lý, Anh

    Toán, Văn, Anh

    Toán, Văn, Pháp

    5.18

    15.54

     Tài chính - Ngân hàng

     Quản trị kinh doanh

    Quản trị dịch vụ du lịch - Lữ hành

    Khối ngành Ngoại ngữ

    Ngôn ngữ Anh

    DTL_NN01

    Toán, Văn,ANH

    (Tiếng Anh  là môn chính, hệ số 2)

    5.00

    20.00

    Ngôn ngữ Trung quốc

    DTL_NN02

    Toán, Văn, Anh

    5.14

    15.42

    Toán, Văn, Pháp

    Toán, Văn,TRUNG

    (Tiếng Trung  là môn chính, hệ số 2)

    20.56

    Ngôn ngữ Nhật

    DTL_NN03

    Toán, Văn, Anh

    5.29

    15.87

    Toán, Văn,NHẬT

    (Tiếng Nhật là môn chính, hệ số 2)

    21.16

    Ngôn ngữ Hàn quốc

    DTL_NN04

    Toán, Văn, Anh

    6.08

    18.24

    Khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn

    Việt Nam học

    DTL_XN01

    Văn, Sử, Địa

    Toán, Văn, Anh

    Toán, Văn, Pháp

    Toán, Văn, Trung

    5.08

    15.24

    Công tác xã hội

     

    Khối ngành Khoa học sức khỏe

    Y tế công cộng

    DTL_SK01

    Toán, Hóa, Sinh

    5.00

    15.00

    Điều dưỡng

    Dinh dưỡng

    Quản lý bệnh viện

    Toán, Hóa, Sinh

    Toán, Lý, Hóa

    Trên đây là thông tin điểm chuẩn Đại học Thăng Long 2016. Nhìn chung, mức điểm chuẩn giữa các ngành dao động từ 15 đến 21.5 điểm và có sự biến động hơn so với các năm.

    IV. Các ngành đào tạo hệ đại học chính quy trường Đại học Thăng Long

        1. Hệ đào tạo đại học chính quy

        2. Hệ cao học

    V. Tuyển sinh Đại học Thăng Long năm 2019

        1. Đối tượng tuyển sinh

    Đối tượng là thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đến thời điểm hiện tại

        2. Phạm vi tuyển sinh

    Tuyển sinh trong cả nước

        3. Chỉ tiêu và mã ngành tuyển sinh

    Chỉ tiêu tuyển sinh sẽ quy định riêng cho từng nhóm ngành khối ngành, theo từng phương tuyển sinh khác nhau.

        4. Phương thức tuyển sinh

        4.1. Hệ chính quy

        4.1.1. Xét tuyển dựa vào điểm thi THPT Quốc gia 2019

    Xét kết quả thi Trung học phổ thông Quốc gia

    Xét tuyển 100 % chỉ tiêu : Nhóm ngành III , V , VII.

    Xét tuyển 50 % chỉ tiêu: Nhóm ngành VI

    Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

        4.1.2. Xét tuyển dựa vào học bạ THPT kết hợp thi môn năng khiếu
    • Xét tuyển 50 % chỉ tiêu: Nhóm ngành VI

    Điều kiện xét tuyển:

    Thí sinh đã tốt nghiệp THPT

    Học lực và hạnh kiểm cá nhân lớp 12 đạt loại khá trở lên

    Điểm xét tuyển là: Điểm trung bình cộng 3 thôn Toán, Hóa, Sinh 3 năm THPT > 6.5 ( không có môn nào < 5).

    • Xét tuyển 100 % chỉ tiêu: Nhóm ngành II

    Điều kiện xét tuyển:

    Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc trung học chuyên nghiệp ( 3 năm học): ghi điểm cả năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên.

    Trung bình cộng điểm môn Văn ( 3 năm THPT ) >=5.

    Thi năng khiếu: Âm nhạc 1 ( hát 2 bài tự ) Âm nhạc 2 ( thầm âm + Tiết tấu ).

        4.4. Hệ liên thông ngành Điều dưỡng

    Điều kiện xét tuyển là những thí sinh đã tốt nghiệp THPT và Cao đẳng ngành Điều dưỡng có điểm tốt nghiệp >= 6.

    Điểm xét tuyển là đã tốt nghiệp Cao đẳng ngành Điều dưỡng.

        5. Điều kiện ĐKXT

    Trường sẽ công bố sau: khi có kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019.

        6. Các thông tin khác

    Các thông tin khác cần thiết để thí sinh ĐKXT là: mã trường, mã các ngành, tổ hợp xét tuyển và chênh lệch điểm xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp, các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển.

    Ngành đào tạo

    Mã ngành

    Nhóm ngành I

    Thanh nhạc

    7210205

    Nhóm ngành III

    Kế toán

    7340301

    Tài chính - Ngân hàng

    7340201

    Quản trị kinh doanh

    7340101

    Nhóm ngành V

    Toán ứng dụng

    7460112

    Khoa học máy tính

    7480101

    Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

    7480102

    Hệ thống thông tin

    7480104

    Công nghệ thông tin

    7480201

    Nhóm ngành VI

    Điều dưỡng

    7720301

    Y tế công cộng

    7720701

    Quản lý bệnh viện

    7720802

    Dinh dưỡng

    7720401

    Nhóm ngành VII

    Ngôn  ngữ Anh

    7220201

    Ngôn ngữ Trung Quốc

    7220204

    Ngôn ngữ Nhật

    7220209

    Ngôn ngữ Hàn

    7220210

    Việt Nam học

    7310630

    Công tác xã hội

    7760101

    Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

    7810103

        7. Tổ chức tuyển sinh

    Thời gian, hinhd thức nhận đơn ĐKXT, các điều kiện xét / thi tuyển, tổ hợp môn thi / bài thi đối với từng ngành đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

        8. Chính sách ưu tiên

    Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

        9. Lệ phí tuyển sinh

    Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

        10. Tuyển sinh đợt bổ sung

    • Tuyển sinh bổ sung đợt 1: từ ngày 6/8/2019 đến 17h00 ngày 8/8/2019
    • Tuyển sinh bổ sung đợt 2: từ ngày 28/8/2019 đến nhày 30/8/2019

        11. Thông tin liên hệ

    Mọi thắc mắc về thông tin tuyển sinh năm học 2019 xin vui lòng liên hệ:

    • Địa chỉ trường: www.//thanglong.edu.vn
    • Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc:
    STT Họ và tên Chức danh, chức vụ Điện thoại  Email
    1 Lê Anh Đức Nhân viên phòng quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện 024.39956905 [email protected]
    2 Nguyễn Tiến Thọ Nhân viên phòng quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện 024.39956905 [email protected]

    VI. Quy mô trường Đại học Thăng Long

        1. Lịch sử hình thành

    Ngày 2 tháng 4 năm 1988, GS Bùi Trọng Liễu ở Pháp đã gửi thư cho 5 vị giáo sư trong nước kêu gọi hợp tác để mở một trung tâm đại học chất lượng quốc tế mà tự túc, không xin tài trợ của nhà nước.

    Ngày 15 tháng 12 năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam quyết định chính thức thành lập nên Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long như một mô hình giáo dục đại học mới, ngoài công lập.

    Ngày 21 tháng 2 năm 1989, Trường tổ chức làm lễ khai giảng tại Văn Miếu. Lúc đầu, học phí tượng trưng chỉ là 10 kg gạo/tháng đủ cho thuê 1 phòng học (ở trường Quản lý Cán bộ y tế), toàn bộ nguồn sống của trường trông chờ vào số tiền tài trợ từ Pháp gửi về. Trường ĐH Thăng Long được đánh giá là trường đầu tiên tuyển sinh không có vấn đề lý lịch mà tuyển sinh theo hồ sơ khoa học, dựa vào khả năng học của sinh viên. Đối với những sinh viên có gia cảnh eo hẹp và khó khăn thì nhà trường sẵn sàng nâng đỡ về mặt học phí, hoặc cấp cho học bổng.

        2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

    Sứ mạng đề ra của Trường Đại học Thăng Long là tiến tới đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về chuyên môn lẫn phẩm chất, có khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học đa lĩnh vực, hoạt động thực tế và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc truyền tải tri thức của mình bằng các phương thức linh hoạt nhất cho người học.

    Tầm nhìn: Trường Đại học Thăng Long nỗ lực phấn đấu đến năm 2030 sẽ trở thành trường đại học tư thục dưới hình thức đào tạo đa ngành hàng đầu ở khu vực Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung với định hướng nghiên cứu và ứng dụng phục vụ xã hội, cộng đồng, trong đó hoạt động đào tạo chính là đại học chính quy phát triển ngang tầm khu vực Đông Nam Á.

        3. Phương pháp đào tạo

    Trường tích cực áp dụng vào trong hoạt động giảng dạy rất nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến, lấy người học làm trung tâm và gắn liền với thực tế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trong quá trình học tập, sinh viên có rất nhiều cơ hội đối thoại trực tiếp với giảng viên và cán bộ trong trường để hiểu sâu hơn bài giảng và nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình.

    Học tập và thi cử sẽ được tổ chức nghiêm túc theo tinh thần“Học thật, thi thật” trên tinh thần kỷ cương. ĐH Thăng Long tự hào là một môi trường sư phạm trong sạch, không có tiêu cực trong học tập, thi cử.

    Nắm bắt được những yêu cầu và xu thế chung của nền giáo dục hiện đại, Trường Đại học Thăng Long đã thể hiện sự nhạy bén, đi tắt đón đầu áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ ngay từ năm 1998, là một trong những trường đầu tiên của Việt Nam áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ tiên tiến. Với hình thức đào tạo này, sinh viên hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp kế hoạch học tập và lựa chọn môn học phù hợp với khả năng và điều kiện cá nhân trong khuôn khổ chương trình từng ngành. Sinh viên có nhiều thuận lợi khi chuyển ngành học hoặc học nhiều ngành, sinh viên giỏi có thể ra trường trong thời gian ngắn nhất.

        4. Cơ sở vật chất

    Theo thống kê về cơ sở vật chất cho thấy tổng thể trường là một khu liên hợp hiện đại bao gồm các hạng mục:

    • Nhà học chính
    • Nhà hành chính hiệu bộ
    • Nhà hội trường - giảng đường
    • Nhà thể thao - Thể chất
    • Nhà ăn - Câu lạc bộ
    • Khu căn hộ cao cấp cho các giáo sư thỉnh giảng
    • Vườn sinh viên
    • Quảng trường sinh viên 

    Phòng học tại Đại học Thăng Long

    Phòng học tại Đại học Thăng Long

    Căng tin đại học Thăng Long

    Căng tin đại học Thăng Long

    Sân thể thao Đại học Thăng Long

    Sân thể thao Đại học Thăng Long

    Khu giảng đường hiện đại

    Khu giảng đường hiện đại trường Đại học Thăng Long

    Hội trường nơi diễn ra các buổi hội thảo cho sinh viên

    Hội trường nơi diễn ra các buổi hội thảo cho sinh viên trường Đại học Thăng Long

    Thư viện Đại học Thăng Long

    Thư viện trường Đại học Thăng Long

        5. Đội ngũ nhân sự, cán bộ giảng viên

    Giảng viên giảng dạy tại trường được đánh giá là có trình độ cao, đều được đào tạo ra từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Không chỉ xét về trình độ chuyên môn mà phẩm chất đạo đức còn được khen ngợi.

    Trường quy tụ lên tới 240 giảng viên cơ hữu, trong đó gồm có 13 giáo sư, 17 phó giáo sư, 23 tiến sĩ, 124 thạc sĩ. Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu trực tiếp giảng dạy, trường còn ký hợp đồng thỉnh giảng với 177 giảng viên thỉnh giảng là các nhà khoa học có uy tín lớn. Đội ngũ cán bộ, giảng viên tại trường có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Hội đồng Khoa học củ ban quản lý người học và nhà trường bao gồm các nhà nghiên cứu đầu ngành của nhiều lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học sức khỏe, khoa học về công nghệ thông tin và máy tính, kinh tế - quản lý…

    Sinh viên/học viên tại đây có nhiều cơ hội được đối thoại trực tiếp với giảng viên/cán bộ trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đại học Thăng Long với mục tiêu hướng tới xây dựng một môi trường giáo dục công bằng, mọi tiếng nói của người học đều được lắng nghe để hoàn thiện hoạt động giáo dục ở mức tốt nhất.

    Đội ngũ giảng viên

    Đội ngũ giảng viên trường Đại học Thăng Long

        6. Hoạt động sinh viên

    Hoạt động sinh viên tại đây được cho là năng động, sáng tạo. Chính vì phương pháp đào tạo và giảng dạy tiên tiến nên sinh viên đại học tân tạo được tham gia và trải nghiệm rất nhiều những chương trình bổ ích, sáng tạo trong và ngoài nước. Không những thế, cơ hội việc làm còn được đánh giá cao.

        7. Hợp tác quốc tế

    Với nội dung của hiến chương “Tất cả cho một nền học vấn hội nhập quốc tế”, ĐH Thăng Long mong muốn luôn là một trong những trường học đại học đi đầu tại Việt Nam kết hợp trong việc phát triển hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học với các trường đại học, cũng như học viện, trung tâm, viện nghiên cứu lớn trên thế giới. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường đã mở rộng mối quan hệ, có hợp tác với Đại học Quản lý Paris - Cộng hòa Pháp về trao đổi sinh viên theo diện học bổng cũng như hợp tác về học thuật.

    Hợp tác với đại học Quản lý Paris

    Hợp tác với đại học Quản lý Paris

    Trong những năm mở rộng phát triển tiếp theo, Trường thúc đẩy hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế hơn nữa với việc mở rộng đa dạng mạng lưới các đối tác. Hiện tại, trường đang trong mối quan hệ hợp tác với Đại học Nice - Sophia Antipolis (CH Pháp) cũng như đào tạo Thạc sĩ ngành Kinh doanh và Quản trị quốc tế, do Đại học Nice - Sophia Antipolis cấp bằng, ngaofi ra trường còn hợp tác với Đại học Tổng hợp South Carolina, Đại học Sprott-Shaw Degree College (Canada),Tổ chức Keieikai (Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu y học và quản lý chăm sóc sức khỏe Ritsumeikan (Nhật Bản), Hội KUE (Đức), Đại học Quốc gia Philippines, Học viên Quản lý Singapore...

        8. Học bổng

    • Học bổng áp dụng miễn học phí trong suốt 4 năm học (bao gồm 2 năm đầu học tiếng Nhật, thời gian học tiếng Nhật có thể rút ngắn nếu sinh viên đã có năng lực tiếng Nhật ở trình độ trung cấp hoặc cao cấp)
    • Nhận trợ cấp 40.000JPY/tháng từ trường Đại học Nanzan
    • Khóa nhập học: Tháng 9/2018
    • Ngành học: Nghiên cứu Chính sách (Departmet of Policy Studies), Khoa Nghiên cứu Chính sách (Faculty of Policy Studies), Đại học Nanzan, Nhật Bản
    • Điều kiện đăng ký:

    Sinh viên là đối tượng thuộc mọi chuyên ngành học tại Thăng Long từ bắt đầu năm thứ 2 trở lên (tính đến tháng 12/2017)

    Yêu cầu điểm GPA: từ 8.0 trở lên (từ thời điểm nộp hồ sơ)

    Sinh viên nộp hồ sơ kèm bảng điểm các học kì đã hoàn tất (4 học kì)

    • Thời hạn đăng ký xét học bổng: trước ngày 01/03/2018 tại https://goo.gl/tgn3zw hoặc trực tiếp tại phòng Hợp tác Quốc tế.
    • Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: Phòng Hợp tác Quốc tế, tầng 1, nhà A. SĐT: 0243.8558.1813; 0966.413.166 (Ms. Yến); 0914.633.689 (Mr. Duy Anh)

    Để hiểu rõ hơn về trường, mời các bạn theo dõi video sau đây

      

    Trên đây là toàn bộ những thông tin chung nhất về điểm chuẩn và thông tin tuyển sinh 2019 của trường Đại học Thăng Long. Đây là ngôi hoạt động theo hình thức đại học tự thục với chất lượng đào tạo được và cơ sở vật chất được đánh giá  đạt chuẩn theo kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không chỉ nổi tiếng với cơ sở đào tạo đa ngành mà trường còn được đánh giá rất cao về công tác hoạt động sinh viên. Đây thực sự là một ngôi trường thú vị!