Trình bày những nét chính về Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).<br />
ĐÁP ÁN a. Hoàn cảnh lịch sử:<br />
Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba, ngày càng quyết liệt.<br />
Phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô.<br />
Phát xít Nhật chuẩn bị mở rộng chiến tranh ở Thái Bình Dương.<br />
Thế giới hình thành hai trận tuyến: một bên là lực lượng dân chủ, một bên là khối phát xít.<br />
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận của lực lượng dân chủ. (0,5đ)<br />
Trong nước:<br />
Dưới hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp – Nhật, nhân dân Đông Dương vô cùng điêu đứng.<br />
Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt, nhân dân sẵn sàng nổi dậy. (0,25đ)<br />
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian chuẩn bị, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó – Cao Bằng từ 10 đến 19/5/1941. (0,5đ) b. Nội dung Hội nghị:<br />
Xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc phát xít Pháp- Nhật. (0,25đ).<br />
Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc – Chống đế quốc phát xít<br />
Pháp – Nhật và tay sai, chống chiến tranh đế quốc. (0,5đ)<br />
Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. (0,25đ)<br />
Hội nghị chỉ rõ sau khi giành được độc lập, sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt<br />
Nam Dân chủ Cộng hòa. (0,25đ)<br />
Đặt vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Hội nghị quyết định thành lập<br />
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (tức Mặt trận Việt Minh). (0,5đ)<br />
Về biện pháp cách mạng: Hội nghị chủ trương tiến hành khổi nghĩa vũ trang để giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của tòan Đảng, toàn dân. (0,25đ)<br />
Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới, bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư. (0,25đ) c.<br />
Ý nghĩa:<br />
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 là sự hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng ta đã được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, đó là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. (0,25đ)<br />
Chủ trương của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã động viên toàn Đảng, toàn dân ta tích cực chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (0,25đ) | |
Sau khi thoát khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật bản, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38 là do | |
Ba tổ chức Cộng sản nối tiếp ra đời trong năm 1929. | |
Trả lời
trong Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) a. Hoàn cảnh:<br />
+ Trong những tháng cuối năm 1929, phong trào công nhân phát triển rất mạnh, ý thức giai cấp, ý thức chính trị rõ rệt. Phong trào yêu nước của nhiều tầng lớp xã hội khác rất sôi nổi, đã kết lại thành một làn sóng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng tiên phong.<br />
+ Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, ảnh hưởng không tốt đến phong trào.<br />
Thực tiễn cách mạng trên đây đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân. b. Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.<br />
+ Hoàn cảnh: Mùa thu năm 1929, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm (Thái Lan) về<br />
Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị đại biểu của ba tổ chức cộng sản, họp từ ngày 3 đến 7/2/1930. Tại Hội nghị, Người đã phân tích tình hình thế giới và trong nước, phê phán những hành động thiếu thống nhất vừa qua và đề nghị thống nhất thành một đảng duy nhất.<br />
+ Hội nghị đã nhất trí:<br />
* Xoá bỏ mọi thành kiến, thành thật hợp tác.<br />
* Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng<br />
Cộng sản Việt Nam.<br />
* Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do lãnh tụ<br />
Nguyễn ái Quốc khởi thảo.<br />
* Thông qua thư kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc về việc thành lập Đảng và kế hoạch thống nhất trong nước.<br />
+ Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng: Hội nghị có ý nghĩa, giá trị như một đại hội vì đã thông qua được đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam mặc dù còn vắn tắt.<br />
+ Nguyên nhân thành công của Hội nghị:<br />
*Giữa đại biểu các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều tuân theo điều lệ của Quốc tế cộng sản.<br />
*Đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn cách mạng lúc đó.<br />
*Do sự quan tâm của Quốc tế cộng sản cũng như tài năng và uy tín cao của lãnh tụ<br />
Nguyễn Ái Quốc. c. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.<br />
+ Đối với lịch sử giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.<br />
+ Đối với lịch sử dân tộc:<br />
*Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối, về giai cấp lãnh đạo cách mạng.<br />
*Khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
*Cách mạng Việt Nam thực sự trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.<br />
*Đảng ra đời là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này. |