1) Quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.a) Đông Dương cộng sản đảng.
+ Hoàn cảnh ra đời:
Tình hình thế giới: Cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển và những bài học kinh nghiệm về sự thất bại của Công xã Quảng Châu. Những Nghị quyết về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa của Đại hội Quốc tế cộng sản tác động đến nước ta.
Tình hình trong nước: Vào những năm 1928 - 1929, phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên quy mô rộng lớn, giai cấp công nhân đã trưởng thành.
* Hoàn cảnh trên (thế giới và trong nước) đã tác động mạnh mẽ tới những phần tử tiên tiến trong lực lượng cách mạng ở nước ta. Tại hội nghị trù bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1929), đại biểu Thanh niên Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được đồng ý; về nước, nhóm thanh niên này lập Chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 người (3 - 1929). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên họp ở Hương Cảng (5/29) đại biểu Thanh niên Bắc Kì lại đưa ra đề nghị như lần trước, nhưng vẫn không được chấp nhận, họ tuyên bố li khai tổ chức Thanh niên và bỏ đại hội ra về.
+ Thành lập: Tháng 6/1929, nhóm trung kiên Cộng sản Bắc Kì nhóm họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời, thảo ra chương trình, điều lệ dựa theo chương trình, điều lệ của Quốc tế cộng sản.
+ Ý nghĩa: Việc thành lập Đông Dương Cộng sản đảng có ý nghĩa to lớn, nó đánh dấu sự thắng lợi của quan điểm vô sản trong tổ chức Thanh niên. Nó đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng. b An Nam cộng sản đảng.
Tháng 7/1929 các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và ở Nam Kì đã thành lập An Nam Cộng sản đảng. c) Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Tháng 9/1929, các hội viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng cũng tách ra để thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
2. Ý nghĩa của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản:
+ Là sản phẩm tất yếu của lịch sử.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam đang chuyển từ “giai cấp tự mình” thành “giai cấp cho mình” (từ “tự phát” thành “tự giác”).
+ Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chương 2. Đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam 1930 – 1945.