Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 6 năm 2019-2020 Tr...
- Câu 1 : Cấu trúc nào làm cho tế bào thực vật có hình dạng nhất định?
A. Vách tế bào
B. Màng sinh chất
C. Lục lạp
D. Nhân
- Câu 2 : Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào thực vật?
A. Giúp thực vật sinh trưởng và phát triển
B. Làm cho thực vật duy trì nói giống
C. Làm cho thực vật lớn lên
D. Giúp thực vật phát triển nòi giống
- Câu 3 : Trong các thành phần của tế bào, thành phần nào quan trọng nhất?
A. Màng sinh chất
B. Vách tế bào
C. Nhân
D. Chất tế bào
- Câu 4 : Từ một tế bào ban đầu, qua 3 lần phân bào liên tiếp sẽ tạo ra mấy tế bào con?
A. 3
B. 6
C. 8
D. 9
- Câu 5 : Người ta thu hoạch cà rốt, củ cải:
A. Khi cây mọc xanh tốt
B. Trước khi cây ra hoa
C. Khi lá cây bắt đầu vàng úa
D. Khi cây ra hoa, kết quả
- Câu 6 : Những loại rau ăn lá, ăn thân cần bón nhiều:
A. Muối lân
B. Muối đạm
C. Muối Kali
D. Muối lân và Kali
- Câu 7 : Những loại cây trồng lấy củ cần bón nhiều:
A. Muối lân
B. Muối đạm
C. Muối Kali
D. Muối lân và Kali
- Câu 8 : Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng:
A. Lông hút
B. Thịt vỏ
C. Biểu bì
D. Vỏ
- Câu 9 : Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây thân rễ?
A. Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây gừng
B. Cây dong riềng, cây cải, cây gừng
C. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ
D. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt
- Câu 10 : Theo vị trí của thân trên mặt đất: Thân được chia ra làm các loại sau:
A. Thân đứng, thân leo, thân bò
B. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ
C. Thân cột, thân gỗ, thân leo
D. Thân quấn, tua cuốn, thân leo
- Câu 11 : Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được vì trong tế bào của nó có:
A. Có nước
B. Có tinh bột
C. Có chất tế bào
D. Có lục lạp chứa chất diệp lục
- Câu 12 : Không nên bấm ngọn đối với:
A. Cây mồng tơi
B. Cây rau muống
C. Cây bạch đàn
D. Cây bí đỏ
- Câu 13 : Nguyên liệu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là:
A. Khí cacbonic và muối khoáng
B. Khí ôxi và nước
C. Nước và khí cacbonic
D. Chất diệp lục và khí cacbonic
- Câu 14 : Khi đi trồng cây hoặc cấy lúa người ta cần tỉa bớt lá, cành để:
A. Giảm thoát hơi nước
B. Cây giảm quang hợp
C. Giảm hút phân
D. Cây nhận được nhiều ánh sáng
- Câu 15 : Lỗ khí có những chức năng gì?
A. Trao đổi khí
B. Thoát hơi nước
C. Thu nhận ánh sáng
D. a và b đúng
- Câu 16 : Thời gian cây xanh thực hiện quá trình hô hấp:
A. Trời tối
B. Suốt ngày đêm
C. Ban đêm
D. Ngoài ánh sáng
- Câu 17 : Chức năng chủ yếu của thịt lá là:
A. Cho ánh sáng đi qua
B. Trao đổi khí
C. Dự trữ các chất
D. Chế tạo chất hữu cơ
- Câu 18 : Lỗ khí thường tập trung nhiều ở đâu?
A. Biểu bì
B. Cuống lá
C. Biểu bì mặt trên của lá
D. Gân lá
- Câu 19 : Khi quang hợp cây xanh đã tạo ra:
A. Tinh bột và khí oxi
B. Tinh bột và khí cacbonic
C. Tinh bột, hơi nước & khí cacbonic
D. Tinh bột và hơi nước
- Câu 20 : Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, rộng và xếp so le nhau trên các mấu thân giúp lá:
A. Bảo vệ thân cây
B. Giúp lá trao đổi khí
C. Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
D. Giúp lá thoát hơi nước
- Câu 21 : Trong quá trình hô hấp lá cây lấy khí nào của không khí:
A. Khí oxi
B. Khí Nitơ
C. Khí cacbonic
D. Khí hidrô
- Câu 22 : Hình thức sinh sản dưới đây không phải là sinh sản sinh dưỡng là:
A. Bằng lá
B. Bằng hạt
C. Bằng thân bò
D. Bằng thân rễ
- Câu 23 : Người ta thường trồng khoai lang bằng:
A. Bằng dây
B. Bằng lá
C. Bằng củ
D. Bằng rễ bên củ dây
- Câu 24 : Loại lá nào sau đây có khả năng sinh sản tự nhiên?
A. Lá rau má
B. Khoai tây
C. Lá cây gừng
D. Lá cây thuốc bỏng
- Câu 25 : Ở một số cây xanh, các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng có khả năng tạo thành cây mới là:
A. Thân rễ
B. Lá
C. Rễ củ, thân bò
D. Rễ củ, thân bò, thân rễ, lá
- Câu 26 : Hoa cái là những hoa:
A. Có cả nhị và nhụy
B. Không có cả nhị và nhụy
C. Chỉ có nhụy
D. Chỉ có nhị
- Câu 27 : Hoa lưỡng tính là những hoa
A. Có cả nhị và nhụy
B. Không có cả nhị và nhụy
C. Chỉ có nhụy
D. Chỉ có nhị
- Câu 28 : Bộ phận không phải là cơ quan sinh dưỡng của thực vật là:
A. Rễ
B. Thân
C. Hoa
D. Lá
- Câu 29 : Hoa đơn tính là hoa:
A. Chỉ có nhị
B. Chỉ có nhụy
C. Chỉ có nhị hoặc nhụy
D. Có cả nhụy và nhụy trên cùng 1 hoa
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ