60 câu trắc nghiệm lý thuyết Cảm ứng điện từ có đá...
- Câu 1 : Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. góc tạo bởi pháp tuyến và vectơ cảm ứng từ
B. độ lớn cảm ứng từ
C. nhiệt độ môi trường
D. diện tích đang xét
- Câu 2 : Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với
A. điện trở của mạch.
B. độ lớn từ thông qua mạch.
C. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy.
D. diện tích của mạch.
- Câu 3 : Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
B. sinh ra dòng điện trong mạch kín.
C. được sinh bởi nguổn điện hóa học.
D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng.
- Câu 4 : Khi phân tích thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, người ta phát hiện ra:
A. điện trường xoáy.
B. từ trường xoáy.
C. điện từ trường.
D. điện trường.
- Câu 5 : Chọn một đáp án sai khi nói về dòng điện Phu cô.
A. nó gây hiệu ứng tỏa nhiệt
B. trong động cơ điện chống lại sự quay của động cơ làm giảm công suất của động cơ
C. trong công tơ điện có tác dụng làm cho đĩa ngừng quay nhanh khi ngắt thiết bị dùng điện
D. là dòng điện có hại
- Câu 6 : Đơn vị nào sau đây là của từ thông?
A. T.
B. T/m
C. T.m
D. T/
- Câu 7 : Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt trên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định như hình vẽ.
A. Lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều ngược kim đồng hồ.
B. Lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều cùng kim đồng hồ.
C. không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
D. Dòng điện cảm ứng cùng kim đồng hồ.
- Câu 8 : Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây tịnh tiến với vận tốc trong từ truờng đều.
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
- Câu 9 : Cách làm nào dưới dây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Đưa một cực của ắc qui từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
- Câu 10 : Một khung dây phẳng diện tích S, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa đường sức từ và mặt phẳng khung dây là α. Từ thông qua khung dây được tính theo công thức
A. Ф = BS.
B. Ф = BS.cosα.
C. Ф = BS.tanα.
D. Ф = BS.sinα.
- Câu 11 : Cho dòng điện chạy qua ống dây, suất điện động tự cảm trong ống dây có giá trị lớn khi
A. dòng điện có giá trị lớn.
B. dòng điện tăng nhanh.
C. dòng điện có giá trị nhỏ.
D. dòng điện không đổi.
- Câu 12 : Một ống dây có độ tự cảm L. Dòng điện không đổi chạy qua ống dây có cường độ I. Gọi W là năng lượng từ trường trong ống dây. Biểu thức nào thể hiện đúng quan hệ giữa 3 đại lượng trên?
A. W =
B.
C. W =
D. W =
- Câu 13 : Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín:
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
- Câu 14 : Một khung dây ABCD được đặt đồng phẳng với một dòng điện I thẳng dài vô hạn như hình. Tịnh tiến khung dây theo các cách sau
A. (a) và (b).
B. (c) và (d).
C. (a) và (c).
D. Cả (a), (b), (c) và (d).
- Câu 15 : Một thanh nam châm thẳng NS đặt vuông góc với mặt phẳng của một khung dây kín (C). Trong trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây kín (C)
A. Nam châm cố định và quay (C) quanh trục xx’.
B. Tịnh tiến (C) và nam châm cùng chiều, cùng vận tốc.
C. Giữ khung dây (C) cố định, tịnh tiến nam châm ra xa khung dây (C).
D. Giữ khung dây (C) cố định, quay nam châm quanh trục xx’.
- Câu 16 : Một máy phát điện của phòng thí nghiệm gồm một khung dây quay trong một từ trường đều với vectơ cảm ứng từ có độ lớn là B và có phương vuông góc với trục quay của khung. Khung dây gồm các vòng dây giống hệt nhau, mỗi vòng có diện tích S. Từ thông cực đạBi qua mỗi vòng của khung dây bằng
A. S
B.
C. BS
D.
- Câu 17 : Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:
A.
B.
C.
D.
- Câu 18 : Từ một mạch kín đặt trong một từ trường, từ thông qua mạch biến thiên một lượng Df trong một khoảng thời gian Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín này được xác định theo công thức
A.
B.
C.
D.
- Câu 19 : Cho dòng điện chạy qua ống dây, suất điện động tự cảm trong ống dây có giá trị lớn khi
A. dòng điện có giá trị lớn
B. dòng điện tăng nhanh
C. dòng điện có giá trị nhỏ
D. dòng điện không đổi
- Câu 20 : Trường hợp nào sau đây không xuất hiện suất điện động cảm ứng trong mạch ?
A. Vòng dây quay trong từ trường đều
B. Dây dẫn thẳng quay trong từ trường
C. Khung dây quay trong từ trường
D. Dây dẫn thẳng chuyển động theo phương của các đường sức từ
- Câu 21 : Đồ thị biểu diễn suất điện động cảm ứng qua một mạch điện theo thời gian có dạng như hình vẽ. Từ thông qua mạch điện là
A. hàm bậc nhất theo thời gian
B. hàm mũ theo thời gian
C. một hằng số
D. hàm bậc hai theo thời gian
- Câu 22 : Trong công thức tính từ thông qua một khung dây, Ф = BS.cosα, góc α là góc giữa
A. véc-tơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây
B. véc-tơ cảm ứng từ và trục quay của khung dây
C. véc-tơ pháp tuyến và mặt phẳng khung dây
D. véc-tơ cảm ứng từ và véc-tơ pháp tuyến của khung dây
- Câu 23 : Câu nào dưới đây nói về suất điện động cảm ứng là không đúng ?
A. Có độ lớn luôn không đổi
B. Xuất hiện trong mạch kín khi từ thông qua mạch kín biến thiên
C. Là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín
D. Có độ lớn tuân theo định luật Faraday
- Câu 24 : Phát biểu nào dưới đây là sai ? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. dòng điện có giá trị lớn
B. dòng điện giảm nhanh
C. dòng điện biến thiên nhanh
D. dòng điện tăng nhanh
- Câu 25 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra được gọi là hiện tượng tự cảm.
B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.
C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.
- Câu 26 : Suất điện động động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều tạo ra có biểu thức . Giá trị cực đại của suất điện động này là
A. v
B. 220 V
C. 110 V
D.
- Câu 27 : Cách làm nào dưới dây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của ắc qui từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
- Câu 28 : Một khung dây phẳng diện tích S, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa đường sức từ và mặt phẳng khung dây là α . Từ thông qua khung dây được tính theo công thức
A. Ф = BS.cosα .
B. Ф = BS.sinα
C. Ф = BS.tanα
D. Ф = BS.
- Câu 29 : Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
B. hoàn toàn ngẫu nhiên.
C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
- Câu 30 : Khi từ thông qua một khung dây dẫn có biểu thức thì trong khung dây xuấthiện một suất điện động cảm ứng có biểu thức . Biết Ф0, E0 và ω là các hằng số dương. Giá trị của j là
A. rad
B. 0 rad
C. rad
D. rad
- Câu 31 : Muốn làm giảm hao phí do tỏa nhiệt của dòng điện Fuco gây trên khối kim loại, người ta thường:
A. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau.
B. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện.
C. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong.
D. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại.
- Câu 32 : Biểu thức suất điện động cảm ứng là:
A.
B.
C.
D.
- Câu 33 : Suất điện động cảm ứng trong một khung dây phẳng có biểu thức e = E0cos(ωt + φ). Khung dây gồm N vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung là
A.
B.
C.
D.
- Câu 34 : Từ thông xuyên qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian theo quy luật làm cho trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng e = E0cos(ωt + φ2). Hiệu số nhận giá trị là
A. π.
B. –0,5π.
C. 0.
D. 0,5π.
- Câu 35 : Đơn vị của độ tự cảm là:
A. Tesla (T).
B. Henri (H).
C. Vê-be (Wb).
D. Vôn (V)
- Câu 36 : Đơn vị của từ thông là
A. Tesla (T)
B. Ampe (A)
C. Vê be (Wb)
D. Vôn (V)
- Câu 37 : Cho một khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ là góc hợp bởi và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông gửi qua S là
A. = BS
B.
C.
D.
- Câu 38 : Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. vận tốc chuyển động của thanh.
B. bản chất kim loại làm thanh dẫn.
C. chiều dài của thanh.
D. cảm ứng từ của từ trường.
- Câu 39 : Theo định luật Lenxo, dòng điện cảm ứng
A. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động.
B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với đường sức từ.
C. xuất hiện trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường sức từ.
D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
- Câu 40 : Định luật Lenxo là hệ quả của định luật bảo toàn
A. dòng điện.
B. động lượng.
C. năng lượng.
D. điện tích.
- Câu 41 : Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường không phụ thuộc vào
A. độ lớn cảm ứng từ.
B. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ.
C. nhiệt độ môi trường.
D. diện tích đang xét.
- Câu 42 : Từ một mạch kín đặt trong một từ trường, từ thông qua mạch biến thiên một lượng trong một khoảng thời gian ∆t. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín này được xác định theo công thức
A.
B.
C.
D.
- Câu 43 : Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của mặt S là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:
A. Ф = BStanα.
B. Ф = BSsinα.
C. Ф = BScosα.
D. Ф = BScotanα.
- Câu 44 : Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô không xuất hiện trong:
A. Bếp từ.
B. Nồi cơm điện.
C. Lò vi sóng.
D. Quạt điện.
- Câu 45 : Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
A. từ thông cực đại qua mạch.
B. từ thông cực tiểu qua mạch.
C. điện trở của mạch.
D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch.
- Câu 46 : Chọn phát biểu sai về hiện tượng tự cảm?
A. Hiện tượng tự cảm không xảy ra trong mạch điện xoay chiều.
B. Hiện tượng tự cảm xảy ra trong mạch điện một chiều khi ngắt mạch.
C. Hiện tượng tự cảm xảy ra trong mạch điện một chiều khi đóng mạch.
D. Hiện tượng tự cảm luôn xảy ra trong mạch điện xoay chiều.
- Câu 47 : Hiện tượng tự cảm là hiện tượng:
A. Xuất hiện dòng điện khi nối mạch với nguồn.
B. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
C. Xuất hiện dòng điện trong mạch kín.
D. Cảm ứng từ xảy ra do cường độ dòng điện trong mạch đó biến thiên.
- Câu 48 : Một khung dây dẫn quay đều xung quanh một từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Từ thông qua khung biến đổi theo phương trình Φ = Φ0cosωt Wb. Suất điện động cực đại trong khung được tính bằng công thức
A.
B.
C.
D.
- Câu 49 : Từ thông trong một mạch điện kín giảm đều một lượng ΔΦ trong khoảng thời gian Δt thì độ lớn của suất điện động cảm ứng được xác định theo biểu thức :
A.
B.
C.
D.
- Câu 50 : Khung dây kim loại phẳng có diện tích S, có N vòng dây, quay đều với tốc độ góc ω quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều . Chọn gốc thời gian t = 0 s là lúc pháp tuyến của khung dây có chiều trùng với chiều của vectơ cảm ứng từ . Biểu thức xác định từ thông φ qua khung dây là
A. φ = NBSsinωt.
B. φ = ωNBScosωt.
C. φ = NBScosωt.
D. φ = ωNBSsinωt.
- Câu 51 : Một khung dây dẫn đặt trong từ trường thì từ thông qua khung dây không phụ thuộc vào
A. cảm ứng từ của từ trường.
B. diện tích của khung dây dẫn.
C. điện trở của khung dây dẫn.
D. góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây.
- Câu 52 : Xét mạch có diện tích S đặt trong vùng có từ trường đều , hợp với vectơ pháp tuyến góc α. Từ thông gửi qua mạch là:
A.
B.
C.
D.
- Câu 53 : Cuộn dây độ tự cảm L có dòng điện qua cuộn dây là i thì từ thông trong cuộn dây là
A. Φ = –Li'.
B. Φ = Li.
C.
D.
- Câu 54 : Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ thuận với
A. diện tích của mạch
B. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch
C. độ lớn từ thông gửi qua mạch
D. điện trở của mạch
- Câu 55 : Nếu một vòng dây quay đều trong từ trường đều, dòng điện cảm ứng trong vòng dây
A. đổi chiều sau mỗi vòng quay
B. đổi chiều sau mỗi nửa vòng quay
C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng quay
D. không đổi chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp