Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT Q...
- Câu 1 : Hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc diễn ra tại
A Xanphanxico (Mĩ) với 50 nước tham dự
B Xanphanxico (Mĩ) với 52 nước tham dự
C New York (Mĩ) với 52 nước tham dự
D Oasinhton (Mĩ) với 50 nước tham dự
- Câu 2 : Thành tựu quan trọng nhất về kinh tế mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai
A Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
B 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất
C Năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất
D Đến đầu thập niên 60 của thế kỉ XX. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ.
- Câu 3 : Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi của thực dân Pháp với mong muốn
A xây dựng nguỵ quân
B giành lại quyền chủ động
C kết thúc nhanh chiến tranh
D tiêu diệt chủ lực của ta
- Câu 4 : Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
A Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam
B các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền
C nhân dân miền Nam tự quyết định tương lại chính trị
D Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh
- Câu 5 : Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong hiệp định Gionever
A Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.
B Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.
D Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956.
- Câu 6 : “Ấp chiến lược” là thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh nào
A Chiến tranh đặc biệt
B Chiến tranh đơn phương
C Chiến tranh cục bộ
D Việt Nam hoá chiến tranh
- Câu 7 : Nhân tố chủ yếu cho phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A cục diện “Chiến tranh lạnh”
B xu thế toàn cầu hoá
C sự hình thành các liên minh kinh tế
D sự ra đời của các khối quân sự đối lập
- Câu 8 : Kế hoạch Nava của thực dân Pháp nhằm mục đích gì
A giành lại quyền chủ động
B kết thúc chiến tranh trong danh dự
C tiêu diệt chủ lực của ta
D giành thắng lợi quyết định
- Câu 9 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã quyết định đổi tên ta thành
A Đảng Cộng sản Đông Dương
B Đảng Lao động Đông Dương
C Đảng Cộng sản Việt Nam
D Đảng Lao động Việt Nam
- Câu 10 : Cuộc tiến công chiến lược của ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là
A cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
B cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972
C cuộc tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954
D cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
- Câu 11 : Khoảng thời gian nào là thời cơ cho Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
A Từ ngày 9-3-1945 đến ngày 15-8-1945
B Từ ngày 15-8-1945 đến ngày 28-8-1945
C Từ ngày 15-8-1945 đến ngày 2-9-1945
D Từ ngày 2-9-1945 đến ngày 23-9-1945
- Câu 12 : Ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích
A vạch trần âm mưu Đông Dương hoá chiến tranh của đế quốc Mĩ
B bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ
C đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương
D xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương
- Câu 13 : Trong các chiến dịch sau, chiến dịch nào đã mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
A chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
B chiến dịch Việt Bắc 1947
C chiến dịch biên giới thu đông năm 1950
D Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
- Câu 14 : Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là
A nông dân
B tiểu tư sản
C tư sản dân tộc
D công nhân
- Câu 15 : Hội nghị Ianta diễn ra vào thời gian nào
A 6/1945
B 7/1945
C 2/1945
D 5/1945
- Câu 16 : Hai chiến lược chiến tranh mà Mĩ đều đánh phá miền Bắc là
A chiến tranh đơn phương và chiến tranh đặc biệt
B chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ
C chiến tranh cục bộ và chiến tranh đơn phương
D chiến tranh cục bộ và Việt Nam hoá chiến tranh
- Câu 17 : Từ ngày 10 đến 19/5/1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử nào có liên quan đến cách mạng tháng Tám
A cuộc binh biến Đô Lương (Nghệ An)
B Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc
C diễn ra Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 7
D diễn ra Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 8
- Câu 18 : Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước Đông Nam Á giành được độc lập là
A Việt Nam, Lào, Malai
B Việt Nam, Lào, Inđonexia
C Việt Nam, Thái Lan, Indonexia
D Việt Nam Lào, Campuchia
- Câu 19 : Sách lược của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1945 là
A kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc
B kháng chiến chống Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc, hoà hoãn với Pháp ở miền Nam
C kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc
D hoà hoãn với Pháp ở miền Nam và Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc
- Câu 20 : Phong trào cách mạng 1930 -1931 có ý nghĩa
A Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
B Cuộc tập dượt thứ hai của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
C Như cuộc tập dượt chống chủ nghĩa khủng bố của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
D Như cuộc tập dượt chống chủ nghĩa phát xít của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
- Câu 21 : Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX
A sự bùng nổ của khoa học
B mọi phát minh đều bắt nguồn từ sản xuất
C kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
D khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- Câu 22 : Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế của Mĩ phát triển
A áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
B kinh tế của Mĩ phát triển mạnh
C tài nguyên thiên nhiên phong phú
D tập trung sản xuất và tư bản cao
- Câu 23 : Cách năm nay 71 năm, vào ngày 19/12 trong lịch sử nước ta là ngày gì
A ngày chiến dịch Việt Bắc kết thúc
B ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ
C ngày ta kí với Pháp bản tạm ước
D Ngày thực dân Pháp bội ước với nước ta
- Câu 24 : Trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân ta ấn công vào cứ điểm nào
A Cứ điểm Hồng Cúm
B Cứ điểm Bản Kéo
C Cứ điểm Him Lam
D Cứ điểm Mường Thanh
- Câu 25 : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào đồn điền
A cà phê
B Cao su
C hồ tiêu
D chè
- Câu 26 : Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần hai Việt Nam
A để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
B để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
C tất cả đều đúng
D Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất
- Câu 27 : Âm mưu của Mĩ trong chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh giống với âm mưu trong chiến lược nào sau đây
A chiến tranh đơn phương
B chiến tranh đặc biệt
C chiến tranh cục bộ
D tràn ngập lãnh thổ
- Câu 28 : Phong trào Đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam từ
A đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị
B bãi công sang biểu tình
C thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công
D đấu tranh chính trị sang đấu tranh ngoại giao
- Câu 29 : Người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp“ là
A Nguyễn Ái Quốc
B Phan Bội Châu
C Phạm Hồng Thái
D Nguyễn Thái Học
- Câu 30 : Đập tan cuộc hành quân của Mĩ mang tên “Lam Sơn 719“ (từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971) có sự phối hợp của quân đội nước nào
A Quân đội Việt Nam với quân dân Lào
B Quân đội Việt Nam với quân dân Campuchia
C Quân đội Việt Nam với quân dân Lào và quân dân Campuchia
D Quân đội Lào với quân dân Campuchia
- Câu 31 : Vị thế của ASEAN trở nên lớn mạnh từ
A Hiệp ước Bali (2/1976)
B Hiệp ước Bali (10/1976)
C Hiệp ước Bali (7/1976)
D Hiệp ước Bali (6/1976)
- Câu 32 : Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18/8/1965 của quân ta đã mở đầu cao trào nào trên khắp cả nước
A Cao trào Đồng khởi
B cao trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công“
C cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt“
D Cao trào Phá ấp chiến lược
- Câu 33 : Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân Đảng là gì
A đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền
B đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua
C đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
D đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập
- Câu 34 : Trận đánh quyết định của ta buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí với ta hiệp định Pari năm 1973 là
A trận Ngọc Hồi – Đống Đa
B trận Điện Biên Phủ trên không
C trận Điện Biên Phủ trên cao
D trận Điện Biên Phủ mặt đất
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12