Đề thi thử THPTQG môn Lịch sử năm 2017 - THPT Chuy...
- Câu 1 : Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925:
A Người nhà quê, Tiếng dân
B Tin tức, Nhành lúa
C Tiền phong, Diễn đàn Đông Dương
D Dân chúng, Tiếng dội An Nam
- Câu 2 : Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam
A Bù đắp vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
B Bù đắp vào những thiệt hại do cuộc chiến tranh lần thứ nhất gây ra
C Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
D Để xây dựng mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế hai nước Việt – Pháp
- Câu 3 : Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản
B Tước đoạt ruộng đất của nông dân
C Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch
D Không cho nông dân tham gia sản xuất
- Câu 4 : Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là gì?
A Vừa khai thác vừa chế biến
B Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ
C Đầu tư phát triển công nghiệp nặng
D Tăng cường đầu tư thu lãi cao.
- Câu 5 : Cho các sự kiện sau:1. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son2. Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa Pari3. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V4. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sảnHãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian:
A 1,2,3,4
B 4,2,3,1
C 4,1,2,3
D 2,3,4,1
- Câu 6 : Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?
A Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-sai (1919).
B Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
C Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920)
D Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1925)
- Câu 7 : Đặc điểm của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 – 1925 là gì?
A Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin vào Việt Nam
B Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam
C Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
D Quá trình thực hiên chủ trương vô sản hóa để truyền bá chủ nghĩa Mac – Lênin vào Việt Nam.
- Câu 8 : Từ năm 1919- 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?
A Pháp, Thái Lan, Trung Quốc
B Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
C Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc
D Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
- Câu 9 : Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm từ 1911 đến 1930 là:
A Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
B Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
C Hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam
D Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Câu 10 : Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước là:
A Đi sang Pháp tìm đường cứu nước
B Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước
C Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước
D Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước
- Câu 11 : Thời gian ở Liên Xô (1923-1924) Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo nào?
A Báo Đời sống công nhân, Báo Thanh niên, tạp chí Thư tín Quốc tế
B Báo Nhân đạo, báo Sự thật, báo Người cùng khổ
C Tạp chí Thư tín Quốc tế, Báo Sự thật, Báo Thanh niên
D Tạp chí Thư tín Quốc tế, Báo Sự thật
- Câu 12 : Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) được Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong bối cảnh nào?
A Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
B Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
C Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
D Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
- Câu 13 : Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:
A đã hoàn toàn kết thúc
B bước vào giai đoạn kết thúc.
C đang diễn ra vô cùng ác liệt
D bùng nổ và ngày càng lan rộng
- Câu 14 : Điều khác nhau giữa Liên Xô và các nước đế quốc thời kì 1945-1975?
A Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp
B Đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật
C Sản xuất chế tạo nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại.
D Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình thế giới
- Câu 15 : Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục phát triển ngoại giao với các nước ở:
A Châu Á
B Châu Âu
C Châu Phi
D Châu Mĩ
- Câu 16 : Những nước Đông Nam Á chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập vào năm 1945 là:
A Inđônêxia, Xingapo và Malaixia
B Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
C Việt Nam, Philippin, Miến Điện.
D Việt Nam, Lào, Campuchia
- Câu 17 : Ấn Độ tuyên bố độc lập nước cộng hòa ngày:
A 26.1.1948
B 26.1.1949
C 26.1.1950
D 26.1.1951
- Câu 18 : Nhóm năm nước sáng lập ASEAN gồm:
A Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam
B Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Brunây
C Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo
D Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Mianma
- Câu 19 : Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Phi?
A Ai Cập
B Ma Rốc
C Angiêri
D Angôla
- Câu 20 : Năm 1945 nước nào ở Đông Nam Á sau khi đánh đuổi phát xít Nhật lại bị thực dân Hà Lan xâm lược
A Thái Lan
B Philippin
C Inđônêxia
D Malaixia
- Câu 21 : Vì sao năm 1960, đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi”?
A Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập
B Châu Phi có phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất, sớm nhất.
C Châu Phi là “lục địa mới trỗi dậy”
D Có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập
- Câu 22 : Năm 1992 ASEAN quyết định sẽ tổ chức Đông Nam Á thành:
A Một khu vực hòa bình
B Một khu vực mậu dịch tự do
C Một khu vực ổn định và phát triển
D Diễn đàn khu vực
- Câu 23 : Đời Tổng thống nào của Mỹ gắn liền với “ Chiến lược toàn cầu phản cách mạng”?
A Ken-nơ-đi
B Giôn-xơn
C Ri-gân
D Tơ-ru-man
- Câu 24 : Sự phát triển “Thần kỳ của Nhật Bản” sau chiến tranh thế giới thứ hai được biểu hiện rõ nét nhất ở điểm nào?
A Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hai trên thế giới sau Mĩ
B Trong khoảng hơn 20 năm (1950-1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng hơn 20 lần
C Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản trở thanh một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản)
D Từ nước chiến bại, khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ)
- Câu 25 : Chính sách thực lực và chiến lược toàn cầu hóa của Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở:
A Trung Quốc
B Triều Tiên
C Cuba
D Việt Nam
- Câu 26 : Xu thê toàn cầu hóa trên thế giới là hệ quả của:
A Sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế
B Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ
C Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia
D Quá trình thống nhất thị trường thế giới.
- Câu 27 : Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Kĩ thuật trở thanh lực lượng sản xuất trực tiếp
B Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
C Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ
D Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12