- Phong trào dân tộc dân chủ (1919 1930) (Có lời...
- Câu 1 : Lý luận nào sau đây được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên truyền bá vào Việt Nam?
A Lý luận Mác- Lênin
B Lý luận đấu tranh giai cấp
C Lý luận giải phóng dân tộc
D Lý luận cách mạng vô sản
- Câu 2 : Đặc điểm chung của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) là
A lạc hậu và phụ thuộc.
B phát triển vượt bậc.
C khủng hoảng trầm trọng.
D du nhập mạnh mẽ phương thức sản xuất mới.
- Câu 3 : Sự chuyển biến về kinh tế do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai dẫn đến sự chuyển biến về
A chính trị.
B đối ngoại.
C xã hội.
D công nghiệp.
- Câu 4 : Tổ chức đóng vai trò quan trọng truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam là
A Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B Tân Việt Cách mạng Đảng.
C Đông Dương Cộng sản đảng.
D Việt Nam Quốc dân đảng.
- Câu 5 : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của
A Quá trình truyền bá lý luận Mác – Lê nin của Nguyễn Ái Quốc.
B Phong trào dấu tranh của giai cấp công nhân việt Nam.
C Chủ nghĩa Mác – Lê nin và phong trào yêu nước.
D Chủ nghĩa Mác – Lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Câu 6 : Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường
A cách mạng tư sản.
B cách mạng vô sản.
C cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D cách mạng dân chủ tư sản.
- Câu 7 : “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi
A Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản.
B Bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vecxai chấp nhận.
C Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin.
D Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari
- Câu 8 : Sự xuất hiện và phát triển của các giai cấp nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đóng vai trò là cơ sở xã hội để hình thành khuynh hướng tư sản và vô sản trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
A Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản.
B Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
C Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D Công nhân, nông dân, tư sản.
- Câu 9 : Tại sao các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lại có thái độ chính trị khác nhau trong cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ giai đoạn 1919 – 1930?
A Quy định bởi sự chi phối của Pháp.
B Tác động bởi tư tưởng cách mạng tháng Mười.
C Có quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị khác nhau.
D Tác động bởi các cuộc đấu tranh cùng thời.
- Câu 10 : Hoạt động của tổ chức nào ở Việt Nam minh chứng cho sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930?
A Việt Nam Quốc dân đảng.
B Đông Dương Cộng sản đảng.
C An Nam Cộng sản đảng.
D Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
- Câu 11 : Việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc (1920) đã có tác động như thế nào đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam
B Mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam
C Đánh dấu lịch sử Việt Nam lựa chọn con đường cách mạng vô sản
D Chứng tỏ sự bất lực của khuynh hướng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ dân tộc
- Câu 12 : Đặc điểm lớn nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là
A Bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh, giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản
C Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản.
D Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra mạnh mẽ.
- Câu 13 : Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam?
A Do thực dân Pháp còn mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại.
B Do hạn chế về tổ chức lãnh đạo và đường lối đấu tranh
C Do những hạn chế của con đường cách mạng tư sản
D Do những hạn chế về cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam
- Câu 14 : Anh(chị) hãy chỉ ra mối quan hệ giữa hai sự kiện sau:- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin- Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp
A Mối quan hệ giữa chuyển biến trong nhận thức và hành động
B Mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn
C Mối quan hệ giữa chuyển biến trong hành động và nhận thức
D Mối quan hệ giữa thực tiễn với lý luận
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12