Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử THPT Anh Sơn 2 - lầ...
- Câu 1 : Sự xuất hiện của các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook, …nhắc đến biểu hiện nào sau đây của xu thế toàn cầu hóa?
A Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế.
B Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
C Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Câu 2 : Yếu tố nào là cơ bản nhất quyết định sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc?
A yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
B tác động của bối cảnh thời đại mới.
C tác động của cách mạng tháng Mười Nga.
D thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị của Người.
- Câu 3 : Từ năm 1979 đến năm 1998, nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao là do
A bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
B thực hiện đường lối cải cách mở cửa.
C Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại Quốc dân đảng.
D thiết lập quan hệ với Mĩ.
- Câu 4 : Nhiệm vụ chủ yếu của quân dân Việt Nam trong chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12-1946 đến tháng 2-1947) là
A bảo vệ Hà Nội và các đô thị.
B Củng cố hậu phương kháng chiến.
C tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch.
D giam chân quân Pháp trong các đô thị.
- Câu 5 : Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, cuối năm 1950 Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi với mong muốn
A
kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B giữ vững quyền chủ động về chiến lược.
C tiến tới kí một hiệp định có lợi cho Pháp.
D nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Câu 6 : Khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!” của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930-1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về
A kinh tế.
B chính trị.
C xã hội.
D văn hóa.
- Câu 7 : Từ đầu năm 1860, Pháp cho rút toàn bộ số quân từ Đà Nẵng vào Gia Định vì
A phải chia sẻ lực lượng cho các cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và Italia.
B chiếm được Gia Định làm bàn đạp tấn công 3 tỉnh miền Tây.
C để chuẩn bị cho việc xâm lược Campuchia.
D để chuẩn bị cho việc xâm lược Lào.
- Câu 8 : Kết cục của phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX chứng tỏ điều gì?
A Sự lỗi thời của ý thức hệ phong kiến.
B Sự non yếu của các phong trào yêu nước.
C Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước.
D Sự bất lực của triều đình nhà Nguyễn.
- Câu 9 : Ý đồ chiến lược của Mĩ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954) là gì?
A Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.
B Giúp đỡ Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh.
C Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.
D Khẳng định vị thế của nước Mĩ.
- Câu 10 : Hiệp ước Bali (2-1976) có nội dung cơ bản là gì?
A Thông qua những nội dung cơ bản của Hiến chương ASEAN.
B Xác định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
C Tuyên bố quyết định thành lập cộng đồng ASEAN.
D Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN ở khu vực Đông Nam Á.
- Câu 11 : Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ 9-1945 đến trước 19-12-1946) được đánh giá là
A mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
B vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
C cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
D cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
- Câu 12 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư nhiều vốn nhất vào ngành kinh tế nào?
A Nông nghiệp
B Thủ công nghiệp.
C Thương nghiệp.
D Công nghiệp.
- Câu 13 : Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là
A nước quân chủ lập hiến độc lập.
B quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền.
C nước thuộc địa nửa phong kiến.
D quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng phụ thuộc vào nhà Thanh.
- Câu 14 : Trong quá trình chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có
A hội Phản phong
B hội Phản đế.
C hội Cứu quốc
D hội Đồng minh.
- Câu 15 : Khi thực dân Pháp tấn công vào kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã có thái độ như thế nào”?
A Nhờ sự giúp đỡ của nhà Thanh.
B Kêu gọi nhân dân kháng chiến.
C Bối rối, xin đình chiến.
D Kiên quyết chống trả.
- Câu 16 : Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) là do
A Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình được nữa.
B quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.
C Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.
D Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến hành chiến tranh xâm lược.
- Câu 17 : Sự kiện nào sau đây có tính chất quyết định nhất đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam tiến lên?
A Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951).
B Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (5-1952).
C Đại hội thống nhât Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3-1951).
D Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3-1951).
- Câu 18 : Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?
A Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).
B Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
C Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế kỉ XX).
D Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).
- Câu 19 : Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành “Trật tự hai cực Ianta”?
A Những thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Hội nghị Ianta.
B Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (Liên Xô).
C Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.
D Những thỏa thuận của ba cường quốc sau Hội nghị Ianta.
- Câu 20 : “Chiến dịch này mà một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng” là nhận định của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam?
A Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B Trung Lào năm 1953.
C Điện Biên Phủ năm 1954.
D Biên giới thu - đông năm 1950.
- Câu 21 : Điều kiện tiên quyết nhất dẫn đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên
A đều có chế độ chính trị tương đồng.
B đều đã giành được độc lập.
C đều có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.
D đều có nền kinh tế phát triển.
- Câu 22 : Yêu cầu số một của nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai đó là
A hòa bình.
B ruộng đất.
C cải thiện đời sống.
D độc lập dân tộc.
- Câu 23 : Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
B Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao.
C Hệ thống thuộc địa không đồng đều.
D Chính sách huấn luyện quân đội.
- Câu 24 : Thành tựu nào đánh dấu bước phát triển về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô trong giai đoạn 1945-1950?
A Chinh phục vũ trụ, đưa người lên Mặt Trăng.
B Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất
C Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất.
D Chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Câu 25 : Tại sao trong thời kì 1991-2000, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây?
A Sau khi kế tục Liên Xô, Liên bang Nga còn gặp nhiều khó khăn.
B Liên bang Nga là đồng minh của các nước phương Tây.
C Hy vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
D Liên bang Nga muốn bắt tay thân thiện với các nước Tư bản chủ nghĩa.
- Câu 26 : Những văn bản ngoại giao nào đánh dấu Việt Nam cơ bản trở thành thuộc địa của thực dân Pháp là?
A Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Hác-măng.
B Hiệp ước Giáp Tuất và Hiệp ước Nhâm Tuất.
C Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Giáp Tuất.
D Hiệp ước Pa-tơ-nốt và Hiệp ước Hác-măng.
- Câu 27 : Để thoát khỏi tình trạnh đối đầu căng thẳng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, các nước châu Âu đã
A giúp đỡ Đông Âu phát triển kinh tế.
B thành lập Cộng đồng Châu Âu (EC).
C rút ra khỏi các khối quân sự do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.
D kí Định ước Henxinki.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12