Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử trường THPT Hàn Thu...
- Câu 1 : Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bắc Kỳ thành lập tháng 3/1929 không có tên ai trong số những nhân vật sau?
A Ngô Gia Tự.
B Lê Hồng Phong.
C Đỗ Ngọc Du.
D Dương Hạc Đính.
- Câu 2 : Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc được thiết lập năm nào?
A Năm 1977.
B Năm 1978.
C Năm 1980.
D Năm 1979.
- Câu 3 : Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ 1960-1973 và sự phát triển kinh tế của các nước tư bản khác có chung một nguyên nhân nào?
A Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân.
C Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
D “Len lách” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
- Câu 4 : Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam được mở đầu bằng sự kiện nào?
A Tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.
B Đảng tổ chức quần chúng “đón rước” phái viên của Chính phủ Pháp.
C Phong trào Đông Dương đại hội.
D Vận động đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra tranh cử.
- Câu 5 : Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp.
B Hăng hái đấu tranh với những hình thức đấu tranh phong phú.
C Có trình độ tri thức, có điều kiện tiếp thu những luồng tư tưởng mới.
D Bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.
- Câu 6 : Hành động nào của các nước Tây Âu thể hiện rõ nét sự ủng hộ cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2?
A Tiến hành xâm lược thuộc địa ở châu Phi và châu Á.
B Tham gia khối quân sự NATO.
C Đàn áp phong trào công nhân trong nước.
D Cho Mĩ đóng quân trên lãnh thổ của mình.
- Câu 7 : Ý nào sau đây không phản ánh việc làm của chế độ độc tài Batitxta sau khi lên nắm quyền ở Cuba năm 1952?
A Cấm các đảng phái chính trị hoạt động.
B Xóa bỏ hiến pháp tiến bộ.
C Bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước.
D Đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” để lôi kéo các nước Mỹ Latinh.
- Câu 8 : Ý nào sau đây thể hiện mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng nêu trong Chương trình hành động công bố năm 1929?
A Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.
B Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
C Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.
D Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua.
- Câu 9 : Lán Khuổi Nậm (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) là nơi diễn ra sự kiện nào sau đây?
A Hội nghị toàn quốc của Đảng (tháng 9/1945).
B Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ tháng 4/1945.
C Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.
D Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941.
- Câu 10 : Nhiệm vụ chủ yếu của cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 của quân dân ta ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến là gì?
A Làm tiêu hao sinh lực địch; giam chân địch trong các thành phố, thị xã.
B Đập tan âm mưu chiếm đóng miền Bắc Việt Nam của Pháp.
C Tạo ra những trận đánh vang dội, làm cơ sở để đẩy mạnh đấu tranh chính trị trên bàn đàm phán.
D Bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Pháp trong các đô thị, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho ta.
- Câu 11 : Ý nào sau đây phản ánh đúng nhất mục đích ra đời của Mặt trận Việt Minh?
A Tập hợp mọi tầng lớp nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
B Tập hợp mọi tầng lớp nhân dân chống phát xít.
C Tập hợp mọi tầng lớp nhân dân chống đế quốc, phát xít và tay sai, góp phần vào cuộc đấu tranh chống phát xít.
D Tập hợp mọi tầng lớp nhân dân chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc.
- Câu 12 : Nguyên nhân khiến cuộc đàm phán chính thức giữa Chính phủ ta với Pháp tại Phôngtennơblô (tháng 7/1946) thất bại là do
A Chính phủ ta chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao, chưa liên lạc được với các nước xã hội chủ nghĩa.
B Quân Trung Hoa Dân quốc cấu kết với Pháp chống phá ta.
C Pháp có thái độ ngoan cố, không chịu công nhận nền độc lập của ta.
D Ta đấu tranh kiên quyết, không chấp nhận những điều kiện của Pháp.
- Câu 13 : Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện đối sách ngoại giao nào từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 6 tháng 3 năm 1946?
A Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
B Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng
C Thực hiện cuộc kháng chiến chống cả Pháp và Tưởng.
D Hòa với Tưởng để đánh Pháp.
- Câu 14 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là do
A Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
B Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
C Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ.
D Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.
- Câu 15 : Hãy cho biết hai câu thơ sau trong bài thơ “Theo chân Bác”của nhà thơ Tố Hữu viết về sự kiện gì?“Ba mươi năm ấy chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi”
A Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
B Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
C Nguyễn Ái Quốc về nước sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước.
D Hồ Chí Minh thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
- Câu 16 : Sự kiện nào sau đây đã giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ?
A Tháng 10-2005, tàu “Thần châu 7” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ.
B Tháng 10-2003, tàu “Thần châu 6” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ.
C Tháng 10-2003, tàu “Thần châu 5” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ.
D Tháng 10-2003, tàu “Thần châu 8” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ .
- Câu 17 : Công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền được Đảng ta coi là nhiệm vụ trọng tâm từ sau sự kiện nào?
A Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 2/1943.
B Hội nghị quân sự Bắc Kỳ tháng 4/1945.
C Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941.
D Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào.
- Câu 18 : Nhóm Nam phong và nhóm Trung Bắc tân văn là do giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam lập ra đầu thế kỷ XX?
A Tiểu tư sản.
B Tư sản dân tộc.
C Tư sản mại bản.
D Công nhân.
- Câu 19 : Từ thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951), bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
A Tăng cường sức mạnh kinh tế, chính trị.
B Tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân.
C Tăng cường sự đoàn kết quốc tế.
D Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
- Câu 20 : Điểm khác nổi bật nhất giữa Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 là gì?
A Chú trọng đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc.
B Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra những khẩu hiệu nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc.
C Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
D Đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
- Câu 21 : Việc Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin có ý nghĩa như thế nào?
A Giúp Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác.
C Giúp Nguyễn Ái Quốc thấy được mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D Giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
- Câu 22 : Bài học kinh nghiệm chủ yếu được rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là
A Cảnh giác với âm mưu chống phá của kẻ thù.
B Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C Cần tập trung cải cách kinh tế, từ đó đổi mới hệ thống chính trị.
D Tập trung phát triển khoa học – kỹ thuật.
- Câu 23 : Bài học "Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình" được Nguyễn Ái Quốc rút ra từ sau sự kiện
A Người đọc bản sơ thảo của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa năm 1920.
B Người chứng kiến những tội ác dã man của chủ nghĩa đế quốc trong những năm tháng bôn ba.
C Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
D Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Véc-xai năm 1919.
- Câu 24 : Từ vịệc quốc hữu hóa các xi nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến, đến khi thực hiện chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?
A Trả hết toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.
B Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân)
C Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.
D Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lí.
- Câu 25 : Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là gì?
A Do tầng lớp văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo.
B Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương.
C Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn.
D Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.
- Câu 26 : So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thì Luận cương chính trị tháng 10/1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo có hạn chế gì?
A Chưa chỉ ra được đường lối phát triển cho cách mạng Việt Nam.
B Chưa thấy được vai trò của giai cấp công nhân và nông dân.
C Chưa thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
D Nặng về đấu tranh giai cấp, coi công - nông mới là lực lượng cách mạng.
- Câu 27 : Hằng năm, Đại Hội đồng Liên hợp quốc tập trung thảo luận về nội dung chủ yếu nào dưới đây?
A Các vấn đề hoặc công việc thuộc Điều lệ của Liên hợp quốc quy định.
B Các vấn đề hoặc công việc thuộc Tuyên bố của Liên hợp quốc quy định.
C Các vấn đề hoặc công việc được đề xuất bởi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D Các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương Liên hợp quốc quy định.
- Câu 28 : Bổ sung từ còn thiếu trong câu nói nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc: “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc … của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại”
A ngu dân.
B khai hóa.
C an dân.
D trị dân.
- Câu 29 : Thực chất của cuộc vận động chống độc quyền ở thương cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì là?
A Là cuộc đấu tranh thể hiện tinh thần dân tộc.
B Là cuộc vận động đấu tranh dân tộc của tư sản Việt Nam.
C Là cuộc vận động chính trị, tập hợp quần chúng của giai cấp tư sản Việt Nam.
D Là cuộc xung đột quyền lợi của tư sản Việt Nam với tư sản Pháp.
- Câu 30 : Thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 có ý nghĩa như thế nào?
A Đẩy Pháp vào thế bị động, làm kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.
B Phá vỡ thế bao vây của Pháp với căn cứ Việt Bắc.
C Buộc Pháp phải chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta.
D
Đưa ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- Câu 31 : Chọn đáp án đúng thực hiện tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931
A Thành lập được chính quyền Xô viết ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
B Phong trào có sự liên kết đấu tranh giữa công nhân và nông dân.
C Phong trào diễn ra liên tục từ Bắc vào Nam.
D Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào thực dân, phong kiến.
- Câu 32 : Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 có gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947?
A Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
B Là chiến dịch thể hiện rõ tính đúng đắn của đường lối kháng chiến toàn dân.
C Là chiến dịch lớn đầu tiên do ta chủ động mở.
D Là chiến dịch gây thiệt hại lớn cho Pháp, buộc Pháp thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Câu 33 : Từ thực tế những kết quả đảng ta đã đạt được trong việc xây dựng củng cố chính quyền sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm quý được rút ra là gì?
A Phải biết tận dụng những điều kiện thuận lợi trong và ngoài nước để có chủ trương phù hợp.
B Muốn giành chính quyền, giữ chính quyền đều phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân.
C Cần xây dựng chính quyền cách mạng có đủ tính pháp lý quốc tế để đối phó với âm mưu của kẻ thù.
D Phải cảnh giác với âm mưu chống phá của kẻ thù, tìm cách cô lập chúng.
- Câu 34 : Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 thực chất là
A Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, giác ngộ công nhân Việt Nam.
C Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin để đưa đến sự thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
D Quá trình chuẩn bị thực hiện chủ trương “vô sản hoá” đưa phong trào công nhân Việt Nam phát triển về số lượng và chất lượng.
- Câu 35 : Với tư cách là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Liên Xô đã
A Hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc.
B Tăng cường hợp tác với các nước trong Hội đồng Bảo an, thúc đẩy sự ổn định chính trị thế giới.
C Chứng tỏ sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa trong Liên hợp quốc.
D Giữ vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12