Thi Online - Một số chiến thắng quân sự tiêu biểu...
- Câu 1 : Mốc kết thúc của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 được đánh dấu bằng sự kiện
A Thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã.
B Cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc.
C Quân ta giành thắng lợi ở trận phục kích đèo Bông Lau.
D Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
- Câu 2 : Khi thực dân Pháp mở chiến dịch tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng quyết định
A Triển khai chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
B Chủ động lui về giữ thế phòng ngự chiến lược.
C Tổ chức phòng ngự kiên cường, tiến công dũng mãnh.
D Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.
- Câu 3 : Tháng 6 -1950, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh họp quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu - đông nhằm
A Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.
B Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung.
C Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.
D Bảo vệ thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Câu 4 : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), trận đánh nào mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông (1950)?
A Trận đánh ở Cao Bằng.
B Trận đánh ở Đông Khê.
C Trận đánh ở Thất Khê.
D Trận đánh ở Đình Lập.
- Câu 5 : Sau khi thất bại ở Đông Khê, thực dân Pháp đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?
A Từ Cao Bằng lên Bắc Cạn và từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên.
B Quân dù tấn công Bắc Cạn và quân Thủy theo sông Lô tiến lên Tuyên Quang.
C Cho quân đánh lên Thái Nguyên và cho quân từ Thất Khê đón cánh quân từ Cao Bằng về.
D Từ sông Lô tấn công Chiêm Hóa và từ Thất Khê đón cánh quân từ Cao Bằng về.
- Câu 6 : “Tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch….”Tên chiến dịch trong đoạn ngoặc kép “…” là
A Thượng Lào.
B Bắc Tây Nguyên.
C Trung Lào.
D Điện Biên Phủ.
- Câu 7 : Đông – Xuân 1953 – 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?
A Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Thanh – Nghệ - Tĩnh.
B Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.
C Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào.
D Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào.
- Câu 8 : Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Nava là?
A Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B Trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
C Giành thắng lợi quân sự quyết định, xoay chuyển cục diện chiến tranh.
D Giành thắng lợi quân sự, kết thúc chiến tranh theo ý muốn.
- Câu 9 : Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua mấy đợt?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 10 : Sự kiện đánh đấu Pháp tiến công lên Việt Bắc, mở đầu chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là:
A Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay cho Đắcgiăngliơ.
B Một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ ngược từ sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang.
C Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công Việt Bắc.
D Một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lĩnh thủy đánh bộ tấn công lên Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía Tây.
- Câu 11 : Ý nào sau đây không phải là kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?
A Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta.
B Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo toàn.
C Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên địch, bắn rơi hơn 16 máy bay.
D Ta bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh .
- Câu 12 : Sau chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, Pháp tăng cường thực hiện
A “Mở rộng đia bàn chiếm đóng khắp cả nước”.
B “Phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ”.
C “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
D “Tập trung quân Âu Phi, mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.”
- Câu 13 : Phối hợp với mặt trận Biên giới, hình thức đấu tranh nào phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên Khu V và Nam Bộ?
:
A Chiến tranh nhân dân.
B Đấu tranh chính trị.
C Chiến tranh du kích.
D Đấu tranh vũ trang.
- Câu 14 : Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954 đã kết thúc thắng lợi có ý nghĩa
A làm thay đổi kế hoạch của quân Pháp.
B đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Pháp.
C bước đầu phá sản kế hoạch Nava của Pháp có Mỹ giúp sức.
D làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mỹ giúp sức.
- Câu 15 : Khi vừa mới ra đời, kế hoach Nava đã chứa đựng yếu tố thất bại vì
A quân Pháp lệ thuộc vào sự viện trợ, giúp đỡ của Mĩ
B quân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, tinh thần chiến đấu giảm sút.
C chiến thuật của quân Pháp chưa phù hợp với địa hình ở Việt Nam.
D mâu thuẫn giữa “tập trung” với “phân tán lực lượng”.
- Câu 16 : Ý nghĩa lớn nhất của nhân dân ta trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là
A Tiêu diệt được nhiều sinh lực địch.
B Khai thông Biên giới Việt – Trung với chiều dài 750 km.
C Nối liền căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV.
D Ta đã giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- Câu 17 : Trong chiến dịch Biên giới, trận đánh nào mang tính chất ác liệt và có ý nghĩa nhất?
A Phục kích đánh địch trên đường số 4.
B Đông Khê.
C Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.
D Thất Khê.
- Câu 18 : Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?
A Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta.
B Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở.
C Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta.
D Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.
- Câu 19 : Cho các dữ liệu sau:1) Chiến dịch Tây Bắc2) Chiến dịch Thượng Lào.3) Chiến dịch Bắc Tây Nguyên.4) Chiến dịch Trung LàoSắp xếp các dữ liệu trên theo tiến trình thời gian thích hợp trong Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 - 1954
A 1,4,2,3
B 3,2,1,4
C 2,1,3,4
D 1,3,2,4.
- Câu 20 : Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9-1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông – Xuân (1953 -1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào?
A Chính trị và quân sự.
B Chính diện và sau lưng địch.
C Quân sự và ngoại giao.
D Chính trị và ngoại giao.
- Câu 21 : Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là gì?
A Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
B Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX.
C Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
D Cổ vũ các dân tộc bị áp bức, đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.
- Câu 22 : Một trong những hình thức vận tải phồ biến của dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ là
A Vận chuyển bằng bè mảng.
B Vận chuyển bằng ngựa thồ.
C Vận chuyển bằng voi thồ.
D Vận chuyển bằng xe đạp.
- Câu 23 : Khẩu hiệu nào được đặt ra trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?
A Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng.
B “Tất cả để đánh thắng giặc Pháp xâm lược”.
C “Phải phá ta cuộc tấn công vào mùa đông cửa giặc Pháp”.
D “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.
- Câu 24 : Phương châm chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là gì?
A “Đánh nhanh thắng nhanh”.
B “Đánh chắc, thắng chắc”.
C “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “Đánh chắc thắng”
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12